Kiểm soát mọi hành vi của trẻ
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, phụ huynh kiểm soát con thái quá sẽ khiến trẻ không biết cách tự quản lý cảm xúc của bản thân. Khi được cha mẹ quá bao bọc, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về khả năng thích nghi xã hội, kết bạn hay phân tích hành vi.
Do vậy, cha mẹ hãy để trẻ tự làm một số việc trong gia đình, không quá nuông chiều, cho trẻ quyền tự lập, tự khám phá. Phụ huynh có thể đưa ra lời khuyên, động viên giúp trẻ vượt qua những tình huống khó khăn nhưng không nên áp đặt.
Chúng ta cũng có thể trò chuyện với trẻ về cảm xúc và giúp trẻ đối phó với căng thẳng. Những điều này sẽ có tác dụng hình thành tính tự lập, đối diện khó khăn, trở thành kỹ năng khi trẻ trưởng thành.
Dùng đòn roi, bạo lực
Cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là những vùng nông thôn vẫn tin rằng đòn roi là phương pháp kỷ luật tốt nhất cho con trẻ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc lạm dụng bạo lực trong giáo dục trẻ dẫn đến rất nhiều hậu quả, trong đó có hành vi chống đối xã hội, rối loạn tâm lý, nghiện rượu bia và chất kích thích.
Phụ huynh chỉ nên dùng đòn roi như một biện pháp cảnh cáo và chỉ được dùng khi thực sự cần thiết, không dùng thời xuyên. Hãy cùng trò chuyện với trẻ để hỏi về nguyên nhân sự việc thay vì quát mắng, đánh đòn ngay khi con phạm lỗi.
Một số cha mẹ có xu hướng tránh thảo luận các chủ đề liên quan đến giới tính và tình dục với con. Ngay cả khi con đã là thanh thiếu niên, họ vẫn nghĩ chủ đề này quá nhạy cảm. Họ hy vọng con sẽ tự tìm hiểu ở trường hoặc từ bạn bè. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, quan điểm này thể hiện sự vô trách nhiệm của phụ huynh.
Việc cha mẹ thảo luận về quan hệ tình dục với con cái là điều thực sự quan trọng. Nếu họ lẩn tránh, con họ có thể quan hệ tình dục sớm hoặc thiếu hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn.
Không va chạm thân thể một cách quá gần gũi đối với con
Có một sự thật cha mẹ phải chấp nhận là con cái đã đến lúc lớn. Con không còn bé bỏng như xưa về cả tâm hồn và thể chất để cha mẹ thoải mái ôm ấp, hôn, vuốt ve. Lúc này cha mẹ cần nhất phải tạo khoảng cách với con, nhất là giữa mẹ và con trai hay cha và con gái.
Khoảng cách đó giúp các con biết giữ gìn thân thể, tránh sự va chạm với người bạn khác giới bởi cha mẹ chính là những người bạn khác giới đầu tiên của con.
Không được làm mất mặt con trước mặt người khác
Nhiều bố mẹ cho rằng chửi mắng con trước mặt người khác cũng là hình thức giáo dục con. Họ tưởng rằng điều đó sẽ giúp con nhận ra khuyết điểm và từ đó có ý chí mạnh mẽ để phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc mắng con trước mặt mọi người lại mang tác dụng ngược. Không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mà còn khiến trẻ trở nên ương bướng, khó chỉ bảo. Nhiều đứa trẻ cho biết, điều mà chúng sợ nhất, hình phạt nặng nề nhất với chúng chính là bị mất mặt.
Theo các nhà giáo dục, tất cả những đứa trẻ khó giáo dục nhất là những đứa trẻ mất đi lòng tự trọng. Thế nên, bố mẹ phải làm mọi cách để bảo vệ điều quý giá nhất của con, chính là lòng tự trọng. Khi đứa trẻ bị tổn thương lòng tự trọng, trẻ sẽ quay lưng trốn chạy, trở nên hèn nhát, yếu đuối, hoặc ngược lại, trở thành đứa nổi loạn, vượt ra khỏi quy tắc, khuôn khổ, thậm chí bất chấp pháp luật.
Dù là tình huống nào đi nữa, sẽ cần rất nhiều thời gian, thậm chí là cả một đời để có thể chữa lành tổn thương cho đứa trẻ ấy.
Theo PV/Khỏe và Đẹp