Cách phân biệt từ đậu nành nguyên chất
Cách phân biệt sữa đậu nành nguyên chất tiếp theo đó là dựa vào độ trong của sản phẩm. Vì đậu nành xay ra không hòa lẫn hoàn toàn với nước nên nhìn sữa sẽ có màu hơi trong của nước. Vì vậy, sữa đậu nành ngon, chất lượng sẽ thấy sữa hơi trong. Còn sữa đậu nành pha bằng bột hóa chất sẽ có màu trắng đục hoặc như nước vo gạo.
Sữa đậu nành ngon ít béo, có vị thơm nhẹ của đậu nành. Trái lại, do dùng bột béo để pha sữa đậu nành giả nên uống sẽ có vị béo hơn. Dù có hương đậu nành như vẫn có mùi hơi khắt. Hương đậu nành nguyên chất nhẹ, thanh, không đắng. Còn khi uống sữa đậu nành giả, lúc đầu sẽ có vị ngọt béo của bột, có mùi đậu nhưng sẽ không thấy vị của đậu và có vị hơi đắng khắt sau khi uống.
Dựa vào độ lắng cặn cũng là 1 trong những cách phân biệt sữa đậu nành nguyên chất nhanh chóng nhất. Sữa đậu nành nguyên chất do chính tay người bán làm sẽ có cặn sót lại trong quá trình lọc sữa đậu nành. Chỉ cần để sữa đậu nành nguyên chất khoảng từ 10-15 phút, dưới đáy sẽ có cặn của đậu nành. Váng sữa cũng nổi lên khi để nguội. Ngược lại, sữa pha bằng bột béo lại không có hiện tượng lắng cặn hoặc lắng cặn rất ít. Nếu có cặn thì vị của cặn đó cũng rất béo.
Nguy hiểm từ đậu nành pha hóa chất
Thứ nhất, sữa đậu nành không làm từ đậu nành chỉ toàn hóa chất và hương liệu nên không có giá trị dinh dưỡng. Thậm chí nếu chúng ta hấp thụ những chất này trong lâu dài có thể gây đột biến gen hoặc ung thư. Trước đó, các nhà khoa học thế giới đã chứng minh được, đột biến gen cũng là 1 nguyên nhân chủ yếu gây ung thư. Vì thế, người tiêu dùng cần cân nhắc lựa chọn thật kĩ để tránh mua phải sữa đậu nành giả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thứ hai, uống sữa đậu nành kém chất lượng có thể gây ngộ độc do vệ sinh không đảm bảo. Thức ăn chế biến tại các nơi sản xuất và cung cấp sữa đậu nành đường phố thường không sạch sẽ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu vàng từ nguyên liệu, dụng cụ và quá trình chế biến gấp 4 lần so với tiêu chuẩn.
Ngay cả khi sữa đậu nành bán rong được sản xuất đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh, nhưng trong quá trình bảo quản, vận chuyển không đảm bảo (như cho vào bao nilon, chai nhựa kém vệ sinh, thời tiết nắng nóng…) thì sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc biến chất.
Thứ ba, theo các bác sĩ, ngộ độc thực phẩm cũng dễ xảy ra nếu sữa đậu nành được nấu từ đậu đã bị nấm mốc. Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus gây ra trong đậu bị mốc, rất độc và có thể gây ung thư gan.
Theo An Nhiên (TH)/Khoevadep