Dưới góc độ quốc tế, biến thể Delta đã đưa thế giới vào một đợt cao điểm lây nhiễm mới, một vài quốc gia như Mỹ, nơi dịch bệnh khó kiểm soát, đang chuẩn bị tiêm tăng cường vắc xin phòng bệnh cho người dân, đó sẽ là mũi vắc xin thứ 3. Thế nhưng, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lại lên án việc các nước phát triển vội vàng áp dụng kế hoạch tiêm vắc xin tăng cường. Lý do là gì?
Sumia Swaminathan, nhà khoa học chính của WHO, cho biết tại một cuộc họp báo rằng, dữ liệu hiện tại không chỉ ra rằng không phải tất cả mọi người đều cần tiêm nhắc lại, chỉ có một số nhóm đối tượng cụ thể như người cao tuổi, người có nguy cơ mắc COVID-19 cao mới cần tiêm mũi thứ 3 tăng cường.
|
Bà Sumia Swaminathan. |
Như vậy, một mặt, số ít các quốc gia đã bắt đầu tiêm mũi vắc xin thứ 3 tăng cường cho toàn dân, mặt khác Tổ chức Y tế Thế giới phản đối gay gắt. Vậy chúng ta có cần thiết phải tiêm tăng cường không? Tác dụng của việc tăng cường là gì? Trường hợp nào thì nên tiêm tăng cường vắc xin COVID-19? Chúng ta cùng tìm hiểu xem.
Tại sao WHO phản đối việc tiêm mũi vắc xin thứ 3? Đây thực sự là vấn đề nhân đạo. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, 58% người dân ở các nước phát triển đã tiêm ít nhất một liều vắc xin phòng COVID-19, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở các nước thu nhập thấp chỉ là 1,36%.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu về dữ liệu vắc xin toàn cầu, 2 liều vắc xin COVID-19 hiện đang được tiêm chủng vẫn có hiệu quả chống lại các chủng đột biến bao gồm cả chủng đột biến Delta. Với tỷ lệ bảo vệ được ghi nhận, đa số mọi người không cần tiêm mũi tiêm mũi tăng cường thứ 3.
|
Bất chấp phản đối từ WHO, các quan chức y tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có kế hoạch cung cấp mũi vắc xin tăng cường thứ 3 cho tất cả người dân bắt đầu từ ngày 20/9. |
Tổng Giám đốc WHO Tan Desai nói rằng các nước giàu có không nên đặt mua thêm vắc xin tiêm lần 3 trong khi các nước nghèo đang chờ đợi từng ngày để được tiêm đầy đủ. Ưu tiên hàng đầu là tiêm chủng cho những người thậm chí chưa được tiêm mũi đầu tiên. Hiện có 3,5 tỷ người trên thế giới chưa được tiêm bất kỳ mũi vắc xin phòng COVID-19 nào.
Các chuyên gia của WHO cho rằng, nếu hàng tỷ người ở các nước đang phát triển không được tiêm phòng, thì người dân ở những khu vực này sẽ tiếp tục bị nhiễm virus và có nguy cơ là chủng virus này sẽ tiếp tục đột biến, dễ gây ra bệnh mới. Điều này sẽ dẫn tới một cuộc phản công lại các quốc gia vốn đã được kiểm soát tốt, thực sự là lợi bất cập hại.
Tuy vậy, bất chấp phản đối từ WHO, các quan chức y tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có kế hoạch cung cấp mũi vắc xin tăng cường thứ 3 cho tất cả người dân bắt đầu từ ngày 20/9.
Kiều Dụ (Theo SH)