1. Hội chứng "yêu" cuồng nhiệt trong khi ngủ
Với nhiều người khi lần đầu nghe đến hội chứng tình dục này có lẽ sẽ có chút tò mò và thích thú nhưng với những người không may mắc hội chứng này thì đó quả thực là thảm họa.
Hội chứng làm “chuyện ấy” trong khi ngủ được gọi là chứng miên dâm. Hội chứng này ảnh hưởng tới khoảng 7,6% dân số trên thế giới và phố biến ở đàn ông hơn phụ nữ.
Những người mắc chứng miên dâm thường có các hoạt động tình dục như thủ dâm, quan hệ bằng miệng hay làm “chuyện ấy” với bạn tình ngay trong khi ngủ. Điều nguy hiểm nhất của hội chứng này đó là sau khi làm “chuyện ấy” xong, người bệnh khi tỉnh dậy sẽ không thể nhớ bất cứ điều gì.
|
Ảnh minh họa. |
Chính điều này đã dẫn tới tình huống oái oăm của một sinh viên Học viện Hàng hải Massachusetts tên Adam Kieczykhongwski. Chàng trai trẻ đã bị cáo buộc đột nhập vào ký túc xá và cưỡng bức 10 nữ sinh. Tuy nhiên, anh chàng lại không thể nhớ bất cứ điều gì khi thức dậy. Sau khi xem xét tất cả các bằng chứng khoa học, bồi thẩm đoàn tuyên bố Adam mắc chứng miên dâm nên anh vô tội.
Một trường hợp khác tuy không dính đến pháp luật nhưng cũng hết sức éo le. Đó là một cặp vợ chồng người Úc đã suýt ly hôn chỉ vì mỗi đêm, người vợ lại ra ngoài và “yêu đương” với trai lạ mà không hề nhớ gì. Sau đó, cả hai vợ chồng đã phải tìm tới chuyên gia về giấc ngủ, Peter Buchanan để điều trị. May mắn khi một thời gian sau, người phụ nữ cũng chữa khỏi chứng bệnh mộng du kỳ lạ của mình.
Hay như trường hợp của cô gái Chelsea Harold (Anh) ban ngày là một cô gái bình thường. Nhưng đến đêm, cô lại đòi hỏi quan hệ với bạn trai và sáng hôm sau sẽ quên sạch mọi thứ. Cũng chính vì điều này mà không ít mối tình đều lần lượt ra đi vì không ai có thể chịu được nhu cầu tình dục mạnh mẽ của Chelsea khi ngủ.
Cho đến nay, các nhà khoa học đều thống nhất rằng nguyên nhân chủ yếu của hội chứng miên dâm là do căng thẳng tâm lý. Nó là một biến thể của chứng mộng du, nhưng những người mắc chứng bệnh này sẽ bị kích thích nhu cầu tình dục bởi sự đè nén của các dây thần kinh liên quan đến ham muốn này vào ban ngày sẽ được giải phóng khi họ ngủ say.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất vẫn là liệu pháp tâm lý kết hợp với y học trong các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể tìm tới các chuyên gia để trò chuyện, thư giãn, quy định và duy trì giờ ngủ hợp lý cùng các loại thuốc hỗ trợ. Ngăn ngừa bệnh bằng cách sống thoải mái, ngủ đủ giấc, hạn chế uống rượu, tuyệt đối không dùng các chất kích thích. Khi có biểu hiện lạ, hãy gặp chuyên viên tâm lý hoặc bác sĩ để được tư vấn.
2. Hội chứng nghiện quan hệ
Thuật ngữ "nghiện quan hệ" hay "nghiện sex" đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ nhưng các chuyên gia chưa nhất quán về việc liệu tình trạng này có tồn tại hay không. Năm 2018, chứng nghiện tình dục (hay hành vi tình dục bắt buộc), mới được phân loại là một bệnh tâm thần, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Trong bản cập nhật mới nhất của danh mục bệnh tật và thương tích trên toàn thế giới, WHO đã thực hiện một bước để hợp thức hóa khái niệm này, bằng cách thừa nhận chứng nghiện tình dục (chứng cuồng dâm) là một bệnh tâm thần.
Chứng bệnh này lần đầu tiên được biết đến khi xảy ra vụ kiện có một không hai trên thế giới vào năm 1964. Người phụ nữ Gloria Sykes đã kiện hãng xe cáp sau khi gây ra tai nạn khiến cô từ một người bình thường thành người nghiện quan hệ tình dục. Sykes có thể dễ dàng ngủ với bất cứ người đàn ông nào dù không quan biết. Theo lời kể của Sykes thì cô đã quan hệ với hơn 100 người đàn ông trong 1 năm còn luật sư của cô, anh Lewis cho biết có thời điểm cô đã qua lại với 50 đàn ông trong 1 tuần.
Các bác sĩ tâm thần như tiến sĩ Andrew Watson và Meyer Zeligs đều kết luận rằng Sykes "không có được niềm vui nào từ nhiều mối quan hệ tình dục của cô ấy".
Đến thời điểm hiện tại, cũng đã có nhiều trường hợp mắc chứng nghiện tình dục được ghi nhận. Như cô gái trẻ Amanda McLaughlin đã gặp vấn đề này từ khi 13 tuổi. Trong suốt quãng thời gian 15-18 tuổi, Amanda luôn muốn tự "thỏa mãn" nhiều hơn so với người khác. Khi có bạn trai, đã không ít lần, Amanda phải khóc và quỳ xuống cầu xin bạn trai hãy “yêu” cô để có thể chấm dứt cơn “ham muốn” cực độ.
Mọi người trong gia đình đều nghĩ rằng Amanda quá “nghiện tình dục” và còn nghi ngờ tư cách đạo đức của con gái, mắng cô là “lăng loàn”. Không một ai nghĩ Amanda lại mắc chứng bệnh hiếm.
Ngày nay, nghiện tình dục được xác định là người có ham muốn quan hệ tình dục cao độ so với người khác và họ tìm mọi cách (kể cả cưỡng hiếp) để thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình. Mỗi ngày, người mắc chứng cuồng dâm có thể quan hệ tình dục từ vài lần đến hàng chục lần.
Chứng bệnh này khiến tình dục trở thành trọng tâm của cuộc sống của một người đến mức họ bỏ bê sức khỏe và chăm sóc cá nhân hoặc các hoạt động khác. Mặc dù, người mắc chứng rối loạn này có thể muốn chống lại nhu cầu tình dục liên tục của họ nhưng không thành công. Họ thậm chí không có được niềm vui từ các hoạt động tình dục này. Tình trạng này phải kéo dài từ 6 tháng trở lên.
Nguyên nhân của chứng cuồng dâm đến nay tuy chưa rõ ràng, nhưng thường gắn với các tổn thương ở não gây ra mất trí hoặc do rối loạn chất dẫn truyền thần kinh và cả tâm lý ham muốn quá mức gần gũi cá nhân khác.
3. Hội chứng co thắt âm đạo gây đau đớn khi "yêu"
Không giống như hai căn bệnh trên, hội chứng co thắt âm đạo được biết đến nhiều hơn với vô số trường hợp. Hầu hết những bệnh nhân mắc phải đều bị đau đớn vô cùng mỗi khi quan hệ và căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ. Điều này đã gây ảnh hưởng tới hôn nhân và việc sinh nở.
Revati Bordawwekar đến từ Ahmednagar, Ấn Độ kết hôn từ năm 2013 nhưng suốt 5 năm cô vẫn “gái tân”. Vào đêm tân hôn với chồng, cô đã không thể quan hệ và điều đó kéo dài kể từ khi họ cưới nhau.
Không thể quan hệ được với chồng khiến Revati cảm thấy dằn vặt, lo lắng, cô đã nhờ bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân, cắt màng trinh và làm giãn âm đạo với hy vọng có thể cải thiện tình hình nhưng vẫn không thành công. Cuối cùng cặp đôi đã quyết định áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm IVF vào năm 2018 với hy vọng sẽ vẫn có thể sinh con dù không quan hệ.
Co thắt âm đạo xảy ra khi khi âm đạo đột nhiên thắt chặt bất cứ khi nào có vật thể cố gắng xuyên âm đạo. Kết quả là các cơn co thắt có thể ngăn ngừa việc quan hệ tình dục hoặc gây ra đau đớn. Người mắc bệnh sẽ không thể kiểm soát được nó và gây cản trở cho việc quan hệ tình dục cũng như sử dụng băng vệ sinh tampon
Ngay cả những phụ nữ từng quan hệ bình thường sau đó cũng có thể gặp phải hội chứng này vì một số nguyên nhân. Như trường hợp của nữ nhà văn trẻ Hannah Shewan Stevens. Cô đã từng có thể "lên đỉnh" 5 lần mỗi khi quan hệ nhưng rồi đột nhiên cô mắc phải căn bệnh co thắt âm đạo.
“Thời gian trôi qua, mỗi khi tôi được kích thích hay quan hệ đều cảm thấy đau nhói ở bên trong “vùng kín”. Tôi thậm chí còn phải ngừng sử dụng tampon (một loại băng vệ sinh).” Hannah chia sẻ.
Phương pháp điều trị chủ yếu cho chứng bệnh này là để phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn và hiểu hơn về tình dục cũng như cơ thể. Các kỹ thuật thư giãn như thiền cũng có thể giúp ích. Tập thể dục sàn chậu cũng có thể giúp người phụ nữ kiểm soát các cơ âm đạo.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, máy tập âm đạo, có hình dạng giống như băng vệ sinh và có kích cỡ khác nhau, có thể giúp người phụ nữ quen với việc đưa thứ gì đó vào âm đạo.
Theo Hoàng Dương / Khám Phá