Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua là loại thực phẩm được lên men từ vi khuẩn họ lactobacteriaceae. Trong sữa có nhiều đường lactose nên khi lên men sẽ chuyển hóa thành dạng đường đơn galactose và glucose rồi mới chuyển thành axit lactic. Canxi caseinate có trong sữa sẽ tác dụng với một phần của loại axit này để tạo ra canxi lactat và axit casein giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
 |
Ảnh minh họa. |
Chẳng những thế, trong sữa chua có chứa một số loại vi khuẩn có khả năng tạo ra enzym proteaza giúp thủy phân protein thành các loại axit amin tự do dễ hấp thu. Axit của sữa chua giúp kiềm chế vi khuẩn lên men thối trong ruột phát triển.
Đặc biệt, có một số loại sữa chua chứa sắt, vitamin D, kẽm hoặc axit béo omega 3. Vì thế, sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua có tính acid nhẹ. Nồng độ này thấp hơn nhiều so với nồng độ acid trong dịch vị dạ dày. Vì vậy, việc ăn sữa chua không làm ảnh tổn thương bên trong dạ dày của bệnh nhân thêm nghiêm trọng. Người đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua bình thường bởi sữa chua rất tốt cho dạ dày của họ. Cụ thể là:
Trong sữa chua có enzym proteaza có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Acid lactic trong sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP. Nhờ đó, nó có thể giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát bệnh đau dạ dày với nguyên nhân do vi khuẩn HP.
Probiotics có trong sữa chua không chỉ giúp ổn định tiêu hóa mà còn giúp hạn chế cơn đau dạ dày.
Hệ vi sinh đường ruột được cân bằng giúp dạ dày tăng tiết dịch bảo vệ niêm mạng. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng giúp tăng đề kháng tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó, tình trạng viêm loét cũng nhanh được cải thiện.
Lưu ý khi ăn sữa chua đối với người đau dạ dày
Không ăn sữa chua khi đói: Khi dạ dày đang trống rỗng, sữa chua có thể kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn, khiến tình trạng đau trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, hãy ăn sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ.
Lựa chọn sữa chua không đường hoặc ít đường: Sữa chua có đường có thể làm tăng nguy cơ kích thích niêm mạc dạ dày, trong khi sữa chua không đường hoặc ít đường sẽ an toàn hơn cho hệ tiêu hóa.
Không ăn sữa chua quá lạnh: Sữa chua quá lạnh có thể gây co thắt dạ dày, làm tăng nguy cơ đau và khó chịu. Nên để sữa chua ở nhiệt độ phòng khoảng 10 – 15 phút trước khi ăn.
Không lạm dụng sữa chua: Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để tránh ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Giang Thu (Tổng hợp)/ VietnamDaily