Xem clip ghép xương làm từ máy in 3D cho bệnh nhân ung thư:
Theo đó, cấu trúc của xương ức và xương lồng ngực này có hình dạng rất phức tạp. Trong đó, những thiết bị nhân tạo hiện nay sau khi cấy ghép và sử dụng một thời gian sẽ trở nên lỏng lẻo. Khắc phục vấn đề trên, các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học y Salamanca (Tây Ban Nha) đã đề cập tới việc tạo ra khung xương nhờ công nghệ in 3D. Và áp dụng cho bệnh nhân ung thư xâm lấn thành ngực, đây là loại ung thư hiếm gặp buộc người bệnh phải loại bỏ phần xương ức, xương lồng ngực.
|
Các nhà nghiên cứu công nghiệp và khoa học cộng đồng (Csiro) tại Australia đã in 3D hoàn thiện xương ức và xương lồng ngực bằng titanium để cấy ghép cho bệnh nhân ung thư. |
Công ty sản xuất thiết bị y tế Anatomics tại thành phố Melbourne (Australia ) cộng tác với các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Salamanca thiết kế thiết bị có hình dạng tương tự xương ức, xương lồng ngực của bệnh nhân ung thư bằng kỹ thuật chụp quét CT phân giải cao. Sau đó, sử dụng máy in 3D kim loại dùng cơ chế bắn chùm electron để tạo ra các bộ xương cần thay thế.
Máy in 3D này có tên Arcam trị giá khoảng 1,3 triệu đô Úc. Các bộ phận xương mới này có nhiều đầu ráp nối với phần xương còn lại và được cố định bằng đinh ốc. Chỉ 12 ngày sau khi phẫu thuật ghép xương 3D cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân đã được xuất viện.
Theo H.M.A/Lao Động