Tự chữa vết thương chiến tranh
BS Trịnh Quang Huy (ở phòng 108, số 2 phố Cổ Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên BSCK II, công tác ở Bệnh viện Hữu Nghị) cho biết, bệnh nhân đầu tiên được chữa thành công chính là... bản thân mình.
Theo lời BS Trịnh Quang Huy, ngày 12/11/1950, ông bị thương ở chiến trường Việt Bắc. Một mảnh bom đã găm vào giữa xương ống chân của ông. Hồi đó bác sĩ phẫu thuật mở ra định lấy mảnh bom nhưng không được, đành chỉ sắp xếp xương, đóng lại và cho bó. Ông chung sống với mảnh bom từ bấy đến nay. Gặp lúc thời tiết thay đổi, cái chân lại đau nhức. Sau khi về hưu, ông đi học nhân điện và tự chữa bệnh cho chính mình. Khi đau, ông lại tự truyền năng lượng và thấy cơn đau giảm hẳn.
Ông Huy giải thích: "Tôi thu không gian vũ trụ vào não, nhưng không đưa cho bệnh nhân mà đưa cho tôi bằng những khẩu lệnh của tôi, chỉ tôi biết. Theo khí công, anh suy nghĩ thế nào về vấn đề chữa bệnh thì sẽ được như thế".
Thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông Huy giải thích thêm: Năng lượng đi qua luân xa 7 vào não bộ. Tôi thu năng lượng từ vũ trụ vào não bộ, sau đó truyền năng lượng vào chỗ nào mà tôi muốn (trên người bệnh nhân hoặc cho chính tôi - trong trường hợp chữa bệnh cho chính mình). Luân xa là từ Hán Việt, trong đó "Luân" nghĩa là "quay", "xa" là "bánh xe". Mỗi người có 7 luân xa chính, mỗi luân xa quản lý từng bộ phận (vùng) của cơ thể.
|
Bác sĩ Trịnh Quang Huy đang chữa bệnh cho bệnh nhân. |
Giảm đau cho bệnh nhân thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm
Lục giở hồ sơ lưu giữ, ông Huy cho tôi xem giấy khám bệnh của bệnh nhân tên Trịnh Hữu Lương, ở số nhà 36, ngõ 124, Khương Trung, Hà Nội. Giấy khám bệnh của anh Lương ngày 28/6/2011 có kết luận: Anh bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm L4 - L5 ra sau dưới dây chằng lệch phải. Theo lời ông Huy, bệnh nhân này đã chữa ở bệnh viện trong nước với sóng cao tần, sau đó lại sang Singapore chữa. Ở Singapore, bác sĩ bảo phải mổ. Tuy nhiên, anh này đã không mổ mà về nước tìm đến BS Trịnh Quang Huy. Ông Huy đã thu năng lượng và truyền cho bệnh nhân vào chỗ đau. Từ bấy đến nay, anh này không chữa ở đâu nữa, cũng không phải mổ.
Trong một cuốn sổ tại nhà ông Huy, tôi bắt gặp những dòng chữ viết tay, là lời của một bệnh nhân viết cảm ơn BS Trịnh Quang Huy vì đã chữa khỏi bệnh cho mình. Bệnh nhân là Trần Huyền Nga, sinh năm 1950, ở 121 ngõ 16 Hoàng Cầu, Hà Nội. Chị Nga bị K vú phải, đã mổ, tia xạ, dùng hóa chất... nhưng sau đó tay bên phải bị phù nề, cứng cơ. Nhờ BS Trịnh Quang Huy chữa, tay của chị đã hết phù nề, xẹp lại, không còn cảm giác nhức.
Trao đổi về trường hợp một bác sĩ cho biết có thể chữa bệnh đau xương khớp bằng năng lượng, TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA nhận định: Đây chỉ là môn dưỡng sinh và dưỡng sinh luôn có những lợi ích nhất định. Các Trung tâm dưỡng sinh trực thuộc UIA đã hướng dẫn cho hàng chục vạn người trên khắp đất nước tham gia luyện tập dưỡng sinh. Nhiều chứng bệnh nan y đã được đẩy lùi, nhiều người đã chiến thắng bệnh tật để trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, nó không thay thế ngành y được; người bệnh khi bị bệnh vẫn cần đi khám, chữa theo bác sĩ. Còn GS.TSKH Lê Thế Trung, nguyên Giám đốc Học viện Quân y thì tỏ ra dè dặt cho rằng, khoa học là sự thực; ông mới chỉ "nghe", chưa nhìn thấy, "sờ" thấy thì chưa tin được.
|
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Lâm Nhi