Tác dụng của quả khế đối với sức khỏe con người
Quả khế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng dồi dào, gồm chất xơ, protein, vitamin A, K, E, B5, C, kali, magie, đồng và một số hợp chất thực vật như gallic acid, quercetin, epicatechin…
Loại quả này còn có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, tiêu viêm, long đờm, thanh nhiệt, giải uế, khử phong. Rễ tác dụng chỉ thống và trừ phong thấp. Hoa khế có tác dụng trừ sốt rét. Lá và thân khế có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Đặc biệt, trong quả khế chứa vitamin C và hàm lượng flavonoid dồi dào, giúp tiêu trừ gốc tự do, tăng tổng hợp collagen, bảo vệ mạch máu và duy trì sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa từ quả khế còn có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tế bào ung thư.
Không chỉ quả khế mà thân hay lá đều có lợi đối với sức khỏe con người.
Quả khế giàu vitamin. Ảnh minh họa.
Quả khế giàu vitamin B và C
Trong quả khế là một nguồn giàu vitamin B, C và axit gallic. Những vitamin và khoáng chất này rất cần thiết để duy trì và cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Chúng cũng giúp cải thiện sức khỏe của tóc và bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia UV.
Ăn khế sẽ có ít calo và đường
Quả khế là thực phẩm lý tưởng cho những ai thích ăn kiêng ít calo và ít carb vì nó chứa lượng đường rất thấp. Một quả khế trung bình nặng khoảng 100 gam sẽ chứa ít hơn 6 gam carbohydrate và 3 gam đường.
Quả khế giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Quả khế có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là kali và natri là những chất điện giải cần thiết giúp điều hòa huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Bổ sung khế thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ
Trong khế chứa rất nhiều magie, loại kháng chất này giúp kích hoạt axit Gamma-aminobutyric (GABA) có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ.
Ăn khế thường xuyên giúp ngăn ngừa viêm nhiễm
Hàm lượng cao chất chống oxy hóa có trong khế mang lại đặc tính chống viêm, giúp giảm bớt các triệu chứng của rối loạn viêm da như bệnh vẩy nến và viêm da.
Ăn khế thường xuyên giúp cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất
Sự hiện diện của Vitamin -B riboflavin và axit folic trong khế giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa.
Ăn khế có thể giải độc cơ thể
Quả khế có đặc tính lợi tiểu giúp tống lượng nước dư thừa và chất độc ra khỏi cơ thể, giúp làm sạch gan và thận.
Ăn khế giúp gải thiện sức khỏe đường hô hấp
Một nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng chất chống viêm và chất chống oxy hóa có trong khế có thể cải thiện tình trạng bệnh phổi mãn tính (COPD) và giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp.
Ăn khế thường xuyên giúp tăng sức đề kháng
Quả khế chua với mật ong, đường phèn... còn là thức uống hàng ngày góp phần nâng cao đề kháng cơ thể để phòng ngừa dịch bệnh...
Giải đáp cho câu hỏi "lá khế có tác dụng gì"?
Biết cách chế biến khế giúp loại thực phẩm này giàu công dụng. Ảnh minh họa.
Khế vừa là trái cây, vừa là thực phẩm. Trong y học cổ truyền khế còn là vị thuốc được dùng trị viêm da, mẩn ngứa...
Vỏ thân khế cạo hết lớp mốc và vỏ xanh bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng chữa ho, sởi, viêm họng, viêm amiddan, đau đầu.
Tẩm gửi cây khế giã nát, trộn với nước vo gạo, nướng đắp chữa tụ máu; sao vàng sắc uống chữa sốt rét, ho gà.
Lá, vỏ thân cây khế thu hái quanh năm. Lá dùng tươi, đôi khi phơi khô.
Trị mề đay: Sử dụng lá khế sao vàng rồi chườm lên vùng da bị mề đay cũng là một phương pháp điều trị bệnh được đánh giá cao.
Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống;
Trị viêm họng: Lá khế 20- 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần.
Tốt cho da: Sau khi sởi bay lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.
Theo Trúc Chi/Người Đưa Tin