Ăn rau củ muối chua sai cách gây hại sức khoẻ thế nào?

Google News

Các món củ muối chua luôn có trong ngày Tết để chống ngán, tăng cường tiêu hóa nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây ra nhiều tác hại tiêu cực đối với sức khỏe.

Bên cạnh các món ăn Tết truyền thống như nem rán, chả giò, bánh chưng, thịt kho,... thì nhiều gia đình Việt còn chuẩn bị thêm các món ngâm hay muối chua để giải ngấy, chẳng hạn như củ kiệu muối, dưa muối, hành muối xổi, cà rốt củ cải muối chua, dưa chuột muối,...
An rau cu muoi chua sai cach gay hai suc khoe the nao?
Rau củ muối chua - Ảnh minh họa 
Thực phẩm muối chua có tốt?
Muối chua (ngâm chua) chính là một phương pháp bảo quản thực phẩm trong môi trường axit. Dù là loại thực phẩm nào, từ thịt, cá, rau đến trái cây hay trứng luộc cũng đều có thể thực hiện được phương pháp này.
Phương pháp này giúp cho vi khuẩn lactic phát triển ở trong điều kiện yếm khí với nồng độ muối là 1,2 – 2,5% (đối với rau cải) và 3 – 5% (đối với dưa chuột, cà chua). Một phần là đường được vi khuẩn lactic biến thành axit lactic và thường sẽ đạt đến nồng độ 0,6 – 1,2%.
Ở điều kiện này vi sinh vật gây thối rữa ở rau củ không thể hoạt động được. Nhờ cách muối chua mà rau củ có thể giữ được độ giòn, ngon, lâu hư và thời gian sử dụng có thể lên tới vài tháng đó!
Với thành phần chính là nước muối ngâm chua thì đây chính là một loại axit mạnh vừa phải có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Hàm lượng muối và đường cao thường sẽ làm tăng tác dụng này.
Đối với một số loại thực phẩm có hàm lượng nước cao thì khi muối chua bạn cần phải sử dụng các phương pháp để chắc chắn rằng nước muối đủ mạnh để hoạt động bình thường. Không chỉ là một món ăn kèm rất ngon, thực phẩm muối chua còn mang đến những lợi ích không ngờ sau đây:
Rau củ và trái cây muối chua chứa chất chống oxy hóa tự nhiên rất dồi dào. Chất chống oxy hoá này giúp ngăn cản sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể bạn gây nên bệnh ung thư và tim mạch.
Đối với các tín đồ của chế độ ăn Keto - người luôn cần nhiều natri để cân bằng điện giải thì thực phẩm lên men sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Thời gian gần đây, uống nước từ thực phẩm muối chua cũng là một xu hướng vì thức uống này giúp ngăn ngừa được co rút cơ, giảm cân, bệnh tiểu đường,...
Thực tế, các loại rau củ ngâm chua, dưa hành muối có thể giúp đỡ ngán khi ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ cũng như thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Nhưng nếu ăn rau củ ngâm chua không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại tiêu cực đối với sức khỏe, thậm chí là cả bệnh ung thư:
Ăn quá nhiều
Các loại rau củ ngâm hay muối chua thường được thêm vào lượng muối lớn giúp bảo quản được lâu và tạo độ giòn, ngon miệng hơn nhưng ăn rau củ muối chua hàng ngày hay ăn quá nhiều có thể dẫn tới dư thừa muối.
Chế độ ăn có quá nhiều muối từ lâu đã được liên hệ với các nguy cơ sức khỏe bao gồm bệnh tim mạch chẳng hạn như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh thận và các bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, viêm loét dạ dày, nóng rát ở người có tiền sử mắc các bệnh tiêu hóa
Rau củ muối chua để lâu, nổi váng
Lớp váng màu xám trắng, vàng thậm chí là váng đen có thể nổi lên nếu rau củ muối chua để lâu, bảo quản không đúng cách. Đôi khi có thể kèm theo mùi chua gắt, mùi khú. Nếu tiết kiệm loại bỏ lớp váng này và tiếp tục ăn có thể dẫn tới ngộ độc do nấm mốc.
Trong đó có thể kể tới độc tố aflatoxin được WHO xếp loại vào nhóm chất gây ung thư loại I, tiêu thụ chỉ một lượng nhỏ có thể gây tổn thương gan cấp tính. Lâu dài gây tổn thương đường tiêu hóa, gây ung thư như ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh,...
Chỉ nên ăn rau củ ngâm hay muối chua một lượng nhỏ thay vì ăn như món chính; tốt nhất nên ăn ít hơn 2 - 3 lần một tuần.
Khi ăn thì nên chú ý tới các bất thường của sức khỏe, chẳng hạn như có bị đầy hơi, chướng bụng hay đau dạ dày, đau đại tràng tăng lên không; có bị sưng tấy mặt, chân, tay không; có bị buồn nôn không;... để kịp thời điều chỉnh.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)