Ngô là 1 trong 5 thành viên của ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho sức khỏe. Theo Healthline, trong 100 gram ngô luộc có chứa 96 kcals, protein: 3,4 gram, carbs: 21 gram, đường: 4,5 gram, chất xơ: 2,4 gram, chất béo: 1,5 gram.
Ảnh minh họa.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Đông y sử dụng ngô để áp dụng nhiều bài thuốc như: Trị mất ngủ, khó ngủ, lợi tiểu, giảm huyết áp.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngô tốt nhất nên được ăn vào buổi sáng bởi vì lúc này dạ dày của con người vẫn chưa thực sự hoạt động mạnh, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Ngô chứa một lượng chất xơ không hòa tan, không bị phân hủy và hấp thụ vào máu. Ăn ngô vào lúc này sẽ làm tăng khối lượng phân và giúp đẩy chất thải qua hệ thống của bạn. Điều này ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Mặc dù ngô giúp tiêu hóa tốt, nhưng người mắc bệnh tiêu hóa lại được khuyến cáo không nên ăn.
5 nhóm người nên hạn chế ăn ngô
Ảnh minh họa
Người bị tiêu hóa kém
Với những người có chức năng tiêu hóa kém được khuyến khích không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, thậm chí có khi còn gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa. Ngoài những người tiêu hóa kém không ăn được ngô thì những người bị xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản cũng không được ăn ngô.
Người có sức đề kháng kém
Xenlulo trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều, vì vậy những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.
Người lao động chân tay
Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi năng lượng và calo trong ngô tương đối ít, vì vậy những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô như một loại lương thực chính.
Người cao tuổi
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
Người đang thiếu canxi, sắt
Lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi bạn ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.
Ăn bao nhiêu ngô là đủ?
Ảnh minh họa.
Đối với ngô, khẩu phần cho một người lớn, khỏe mạnh ăn mỗi ngày là nửa cốc, tương đương với một bắp ngô bình thường, quy ra riêng hạt ngô là khoảng 1 lạng.
Đối với những người đang có bệnh hoặc gặp bất cứ phản ứng phụ nào sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi định sử dụng mõn ngũ cốc này thường xuyên.
3 lưu ý cần tránh khi ăn ngô
- Hạn chế ăn loại ngô biến đổi gen, không rõ nguồn gốc như các loại ngô đông lạnh và đóng hộp.
- Nếu cơ thể bị dị ứng phấn hoa ngô thì cũng rất có thể bị dị ứng với việc ăn ngô, làm xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, phát ban, mạch yếu và khó thở.
- Ngoài ra, người bị dị ứng cũng nên tránh các sản phẩm khác từ ngô như: siro ngô thường có hàm lượng fructose cao, làm ảnh hưởng đến đường huyết hoặc có thể gây ngộ độc.
Theo M.H/Gia Đình Và Xã Hội