Thận của chúng ta có khối lượng công việc lớn, ngoài việc lọc và bài tiết chất thải ra khỏi máu, thận cần duy trì cân bằng chuyển hóa chất lỏng tổng thể của cơ thể, giải phóng erythropoietin, điều hòa huyết áp và đảm bảo sức khỏe của xương.
Tuy nhiên, chúng ta thường khiến thận gặp nguy hiểm vì chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng thuốc và điều kiện môi trường xung quanh. Kết quả có thể dẫn đến là sỏi thận, bệnh thận đa nang, ung thư thận và suy thận.
Quả hạch
Nếu bạn dễ bị sỏi thận, nên ăn ít các loại quả hạch. Bởi vì chúng có chứa một khoáng chất gọi là oxalate, khoáng chất này rất khó chuyển hóa hoặc bài tiết ra ngoài, do đó rất dễ gây sỏi thận. Nếu bạn đã có tiền sử sỏi thận, hãy dừng ăn các loại quả hạch.
Đối với những người khỏe mạnh, chú ý đến việc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalate như các loại hạt, rau bina, củ cải đường, khoai tây chiên.
Một số trong những thực phẩm này, như các loại hạt, được thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày, thực sự rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ăn phải có điều độ, ví dụ như nếu phải ăn rau lá xanh thì có thể lựa chọn rau diếp, không phải giới hạn ở rau bina.
Sản phẩm sữa
Các sản phẩm sữa, bao gồm sữa bò, phô mai và sữa chua. Chúng đều chứa một lượng lớn canxi, sử dụng nhiều sẽ làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Đối với những người mắc bệnh thận, việc giảm uống các sản phẩm từ sữa có thể khiến thận lọc dễ dàng hơn, điều đó có nghĩa là bệnh nhân mắc bệnh thận có thể trì hoãn việc lọc máu.
Chất làm ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo chủ yếu đề cập đến một số hóa chất ngọt nhưng không phải đường. Độ ngọt thường cao từ 10 đến hàng trăm lần so với đường mía và nó không có bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào.
Nếu bạn dựa vào lượng chất ngọt nhân tạo để giảm lượng đường tiêu thụ, thì chính nó lại đang âm thầm gây hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là thận.
Caffeine
Nếu bạn có thói quen uống cà phê hoặc trà mỗi sáng, hãy thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt. Đặc biệt nếu bị bệnh thận, đồ uống soda và nước tăng lực cũng nguy hiểm không kém.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng caffeine trong thời gian dài có thể làm nặng thêm bệnh thận mãn tính và có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Thứ nhất, caffeine là một loại thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng nó ảnh hưởng đến sự điều tiết nước của thận. Thứ hai, caffeine cũng có thể làm tăng tốc lưu lượng máu, từ đó thúc đẩy huyết áp tăng cao. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh thận uống càng cà phê hoặc trà càng ít càng tốt.
Theo VietNamnet