Giá đỗ không chỉ là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt mà còn được ví như phương thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, đỗ xanh trong quá trình nảy mầm, hàm lượng vitamin E tăng cao, protein, đường, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin K, beta caroten, vitamin C, các vitamin nhóm B cũng tăng theo, gia tăng sự tổng hợp enzym SOD là chất chống ôxy hóa mạnh nhất hiện nay.
Nhờ vào những thành phần dưỡng chất có trong giá đỗ nên đây là loại rau giúp loại bỏ cholesterol xấu và tránh mỡ máu tăng cao. Có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, cholesterol máu, ung thư vú,..
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, protein có trong giá đỗ và các loại rau mầm nói chung thường dễ tiêu hóa hơn so với các loại protein khác. Lý do là trong quá trình nảy mầm, lượng chất kháng dinh dưỡng bị giảm đi nên cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong giá đỗ.
Đối với phụ nữ, khi ăn nhiều giá đỗ sẽ giúp cơ thể sản sinh ra một lượng Estrogen (nội tiết tố sinh dục nữ) cao hơn nhiều so với những người không ăn. Vì thế, loại rau này sẽ giúp tăng nội tiết tố sinh dục nữ, từ đó ngăn chăn quá trình lão hóa, mãn kinh, điều trị rối loạn kinh nguyệt...
4 lưu ý cần tránh khi ăn giá đỗ
Giá đỗ tuy rất bổ dưỡng, phù hợp với nhiều người, cần tránh 4 điều này, vì nếu ăn một cách không hợp lý sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ:
Tránh chọn giá đỗ dùng hóa chất
Giá đỗ nếu tự ngâm ủ theo cách truyền thống với nước sạch thì rất sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng tham lợi đã dùng những loại hóa chất làm cho giá trở nên to hơn và bắt mắt hơn. Những loại hóa chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cụ thể nguy hiểm nhất là các loại bệnh ung thư.
Không ăn giá đỗ khi đói
Vì giá đỗ có tính hàn nên cần hạn chế ăn khi đang đói, nếu không sẽ rất dễ gây đau bụng và ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Nếu lâu ngày có thể gây ra các bệnh liên quan đến viêm dạ dày.
Hạn chế ăn sống
Giá đỗ có nguy cơ gây ngộ độc cao bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35'C, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.
Không ăn giá đỗ khi đang uống thuốc
Giá đỗ có tính giải các chất độc nhờ vào hàm lượng vitamin cao và vì thế nó cũng sẽ giải luôn các tác dụng của thuốc. Vậy nên, không nên ăn giá đỗ gần với khi uống thuốc.
Theo M.H/Gia đình & Xã hội