Thịt vịt là món ngon dân dã của người Việt. Trong các mâm cỗ của gia đình, nếu không có thịt gà thì thịt vịt nhất định không thể nào thiếu. Loại thực phẩm này dù đem luộc, đem nướng hay nấu lẩu đều mang lại những vị ngon tuyệt vời không thể lẫn với bất cứ món nào.
Ảnh minh họa. |
Không chỉ ngon miệng, thịt vịt cũng đem lại cho người ăn giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… rất cao.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư... Trong sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt…
Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư… Ngoài ra, sách Nhật cũng đánh giá loại thịt bổ dưỡng này có tác dụng sinh tân dịch, trấn định tâm thần, nuôi dưỡng dạ dày…
Tuy bổ dưỡng sánh ngang thuốc bổ nhưng theo Đông y, có 4kiểu người cần tránh ăn thịt vịt kẻo bệnh tình thêm phần trầm trọng:
Người có thể chất yếu, lạnh
Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.
Thịt vịt có độ đạm cao, người dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng
Một số người ăn vịt sẽ gây ra dị ứng, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Tức là có những người, ăn một bữa ăn quá giàu đạm thì sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa.
Sau khi kết thúc một bữa ăn quá nhiều đạm từ thịt vịt hoặc những món ăn quá giàu đạm, nhóm người này ngay lập tức có dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.
Những người đang bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng
Khi đang bị cảm lạnh, sốt, tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Mặc dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nếu tiếp tục ăn thịt vịt, có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa. Càng ăn nhiều, cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.
Người bị cảm lạnh, tốt nhất nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng, nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.
Người bị cảm do nhiệt, nóng bốc hỏa, thì ăn thịt vịt không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.
Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch
Nhóm người bệnh cuối cùng nên tránh thịt vịt, đó là người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.
Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.
Theo Hướng Dương/Tiêu dùng