3 loại nợ không được thiếu
Nợ về kinh tế
Càng là bạn bè, đồng nghiệp lại càng cần phải rành mạch, không nên dây dưa tài chính vào với nhau. Kinh tế rõ ràng thì giải quyết công việc cũng suôn sẻ và đơn giản hơn. Hãy thử tưởng tượng, khi bạn và đồng nghiệp nợ nần nhau một khoản gì đó, hai người sẽ khó lòng nói chuyện với nhau, khi được giao cùng một job sẽ dễ có xích mích và không thể hỗ trợ nhau cùng tiến lên. Tính toán rành mạch rõ ràng tiền bạc sẽ không gây ra bất hòa, trái lại, tiền bạc không rõ ràng, thời gian dài sẽ tạo thành nỗi ám ảnh trong lòng.
Nợ về trách nhiệm
Nói nghe thì mơ hồ nhưng lại rất dễ dàng xảy ra. Chốn công sở lúc nào cũng gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ, mỗi người đều có vai trò và trách nhiệm của mình. Cấp dưới cần hoàn thành nhiệm vũ cấp trên giao phó, làm tốt hợp tác phối hợp nhóm, trợ giúp công việc của cấp trên. Nếu các bạn nhờ vả ai đó làm hộ mình thì đến lúc khác bạn cũng phải làm lại cho người ta, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến trách nhiệm thì càng cần phải cẩn thận. Trong một công ty, ai nấy làm tốt công việc của mình, không thiếu nợ trách nhiệm với nhau, thì mới làm việc đến nơi đến chốn, mới có thành tích, có tiền đồ, và cũng có tiền thưởng.
Nợ về tình cảm
Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một mối quan hệ ngoài với đồng nghiệp của mình nhưng đừng vượt quá và cũng đừng nợ nần về tình cảm. Tốt nhất đừng nợ ân tình, bất kể cái gì có thể dùng tiền giải quyết được thì hết sức tránh dùng tình cảm. Dùng tình cảm sẽ phiền phức, hơn nữa giữa đồng nghiệp với nhau có nhiều quan hệ lợi ích. Một khi đã nợ tình cảm người ta rồi, khi lợi ích đan xen lẫn nhau có mâu thuẫn thì phiền phức lớn rồi.
5 loại việc không làm
|
Ảnh minh họa. |
Không khoe khoang
Tốt nhất không nên dùng của cải vật chất của mình để khoe khoang với người khác. Bất kể bạn có cái gì mới không có nghĩa là bạn được quyền khoe. Hãy đặt vị trí của mình vào người khác, chẳng ai thích nghe người khác tự kiêu, khoe của cả. Bạn làm như vậy chỉ nhận lại sự khinh thường mà thôi. Bất kỳ ai thấy thì trong lòng cũng không thoải mái, nữa là đồng nghiệp có quan hệ lợi ích đối với bạn.
Không xen vào việc riêng tư
Cấm kỵ nhất là đi hỏi việc của người khác, không xem sự việc đúng sai như thế nào. Ai cũng cần sự tôn trọng tối thiểu, ai cũng có thế giới của riêng mình. Chính vì vậy nhất định không được hỏi quá sâu vào việc của họ cho dù bạn có quan hệ tốt với họ. Hỏi han việc riêng tư của đồng nghiệp là biểu hiện rất kỳ quặc và không chuyên nghiệp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cá nhân của bạn ở nơi công tác.
Không nên để đồng nghiệp trả tiền
Đi ăn với nhau là bình thường nhưng đừng bao giờ tạo thói quen là để người ta trả tiền liên tục vì như thế sẽ thể hiện bạn là người keo kiệt, ích kỷ. Nhưng cho dù là ăn đồ ăn nhanh, cũng nên đồ ai người ấy trả. Việc nào ra việc ấy, tuy chẳng đáng mấy tiền, nhưng cũng hết sức tránh để người khác không thoải mái trong tâm. Để người khác trước mắt không thoải mái chút trong sinh hoạt, chứ đừng để sau này khiến bạn không thoải mái lớn trong công việc.
Không được quên nói lời cảm ơn
Bạn có thể nhờ đồng nghiệp giúp nhưng đừng nhiều lần và cũng đừng "nhờn" với họ, nhờ cho có xong thì quên luôn cả việc cảm ơn. Khi bạn gặp khó khăn hoặc phiền phức, cần đồng nghiệp giúp một tay. Xong việc, nhất định phải nhớ cảm ơn. Nếu được vậy, trong lòng người ta sẽ vui vẻ lên rất nhiều. Sau này, họ mới có thể tiếp tục hợp tác với bạn, tiếp tục giúp đỡ bạn.
Không kể lể về những điểm yếu của đồng nghiệp
Cho dù họ không tốt thế nào đi chăng nữa cũng không đến lượt bạn. Nói xấu sau lưng người khác là một việc làm sai lầm, hủy hoại nhân cách của bạn và của đối phương. Chẳng ai thích bị nói xấu cả, bạn cũng vậy. Có câu "Một điều nhịn, chín điều lành", giữa đồng nghiệp với nhau phải luôn giữ kẽ và dĩ hòa vi quý. Mặc dù lựa chọn sống của mỗi người, chẳng ai nài ép được ai nhưng làm bạn giao hảo với tất cả chẳng phải là cách giảm bớt kẻ thù hay sao?
Theo Lim/Thế Giới Trẻ