Trẻ em dễ mắc bệnh truyền nhiễm khi giao mùa? Đây là 5 cách giúp trẻ khỏe mạnh không lo đau ốm

Google News

Thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, viêm đường hô hấp, sốt siêu vi hay tiêu chảy do virus. Phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ.

Vì sao trẻ hay mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng sang lạnh hoặc từ ẩm ướt sang khô ráo, cơ thể trẻ chưa thể thích nghi nhanh chóng, điều này làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch. Chưa kể, với những trẻ dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và không thể phản ứng kịp thời với các tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Thêm vào đó, trong thời gian giao mùa, các tác nhân gây bệnh như: virus cảm cúm, vi khuẩn đường hô hấp, hoặc vi rút gây bệnh tay-chân-miệng thường phát tán mạnh mẽ, dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ còn nhỏ, thường có thói quen đưa tay lên mặt, miệng hoặc chơi đùa trong môi trường không vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. 

Những yếu tố trên cùng với việc trẻ tiếp xúc với môi trường học tập, vui chơi đông đúc càng tạo cơ hội thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh mẽ.

Thời điểm giao mùa, trẻ em rất dễ bị nhiễm bệnh do hệ miễn dịch còn yếu. (Ảnh minh họa).

Các biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm cho trẻ khi giao mùa

Để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, cha mẹ cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng bệnh dưới đây.

1. Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Để giúp con có sức đề kháng tốt, cha mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một thực đơn cân bằng, giàu vitamin A, C, D, kẽm và sắt sẽ hỗ trợ cơ thể bé sản sinh kháng thể hiệu quả. Các thực phẩm như: rau xanh, trái cây, trứng, cá hồi, thịt nạc… nên được bổ sung thường xuyên.

Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa cung cấp protein, canxi, vitamin D cùng các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Các loại sữa công thức bổ sung lợi khuẩn probiotics, HMO (Human Milk Oligosaccharides) giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo các loại sữa dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi của con như: sữa bò tươi, sữa hạt, sữa chua uống và sữa công thức có chứa kháng thể tự nhiên.

Các thực phẩm như: bông cải xanh, cà rốt, trứng, sữa,... rất tốt cho hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa).

Ngoài dinh dưỡng, giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể trẻ hồi phục và sản sinh kháng thể. Trẻ nhỏ nên ngủ từ 10-12 tiếng mỗi ngày để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh với hệ miễn dịch tốt sẽ giúp trẻ vượt qua thời điểm giao mùa mà không lo mắc bệnh.

2. Rèn luyện sức khỏe cho trẻ

Bên cạnh việc tăng cường dinh dưỡng, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ vận động để nâng cao sức khỏe. Các hoạt động thể chất như: chạy nhảy, bơi lội, đạp xe, chơi thể thao giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể hướng dẫn con tập những bài thể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng, giúp cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, đồng thời tăng cường sự dẻo dai. Với trẻ lớn hơn có thể tham gia các lớp học võ thuật, bóng đá hoặc yoga để phát triển thể chất toàn diện.

Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho con ngồi lâu trước màn hình điện thoại, tivi, vì thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn khiến cơ thể bé lười vận động, dễ suy yếu hệ miễn dịch.

3. Vệ sinh cá nhân cho trẻ

Trẻ hiếu động, thích khám phá, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bề mặt, vi khuẩn và virus có thể tồn tại trên tay trẻ, khi bé đưa tay lên mặt, miệng, sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh. Việc dạy trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Cha mẹ nên hướng dẫn con rửa tay đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng.

Thói quen rửa tay thường xuyên giúp hạn chế sự lây lan của vi khuẩn và virus. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, trẻ cần được tắm rửa hàng ngày, thay quần áo sạch sẽ để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn. Đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, chén bát của trẻ nên được sử dụng riêng và vệ sinh thường xuyên. Cha mẹ cũng cần giữ gìn không gian sống sạch sẽ, thường xuyên lau dọn nhà cửa, khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc nhiều như: tay nắm cửa, bàn học, đồ chơi để hạn chế mầm bệnh.

4. Tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: sởi, ho gà, bạch hầu, cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn,… Cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch của Bộ Y tế, không nên bỏ qua bất kỳ mũi tiêm nào. 

Ngoài các loại vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêm thêm các loại vắc xin khuyến nghị như: cúm mùa, viêm não Nhật Bản, thủy đậu,… Khi tiêm phòng đúng lịch, cơ thể trẻ sẽ sản sinh kháng thể giúp chống lại virus, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm nếu chẳng may nhiễm bệnh.

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. (Ảnh minh họa).

5. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích ra ngoài dạo chơi để khám phá thế giới xung quanh, nhưng điều này cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn, virus. Để bảo vệ con, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là khu vực bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại. 

Nếu cần ra ngoài, trẻ nên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Khi có người trong gia đình bị bệnh, cần cách ly và hạn chế tiếp xúc với trẻ để tránh lây nhiễm. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng hàng ngày, giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch đường hô hấp. Đồng thời, cần đảm bảo môi trường sống thoáng mát, tránh ẩm thấp để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.

Nutifood Sweden GrowPLUS+ Sữa non Immunel với công thức đột phá được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI hỗ trợ đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt giúp chuyển hóa tốt các dưỡng chất. 

Công thức bộ ba dưỡng chất bảo vệ với Immunel từ Mỹ giúp hoạt hóa, tăng sinh tế bào miễn dịch chủ động kết hợp 100% sữa non 24h chứa kháng thể IgG và 2’-FL HMO, hỗ trợ tăng cường đề kháng nhanh và phát triển toàn diện cho bé.

AN THANH