Tiểu đường nên tuyệt đối kiêng kỵ ba việc sau, nếu không sẽ mang họa vào thân, bệnh lúc nào không hay

Google News

Thói quen sinh hoạt sai lầm có thể khiến bệnh tiểu đường nặng hơn, gây nguy hiểm tính mạng.

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường. Đây là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân bệnh là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.

Theo bác sĩ nội tiết Wang Zing của Viện nội tiết Giang Tô, cần đặc biệt chú ý đến ba điều cấm kỵ vào buổi sáng để tránh những biến động không cần thiết về lượng đường trong máu và những nguy cơ về sức khỏe.

1. Ba điều đại kỵ với người tiểu đường

- Tập thể dục vất vả khi bụng đói

Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, cơ thể con người đang ở trạng thái đói và lượng đường trong máu lúc này tương đối thấp. Nếu bạn tập luyện vất vả vào thời điểm này dễ dẫn đến lượng đường trong máu giảm mạnh và gây ra phản ứng hạ đường huyết, rất nguy hiểm.

Bác sĩ chỉ ra một trường hợp cụ thể, là ông Vương, một bệnh nhân tiểu đường loại 2. Ông từng lơ là việc quản lý lượng đường trong máu vào buổi sáng, tập thể dục khi bụng đói, bỏ bữa sáng và thường xuyên bị căng thẳng tinh thần do áp lực công việc, dẫn đến bệnh dần nặng hơn. Theo gợi ý của bác sĩ, ông Vương bắt đầu điều chỉnh thói quen buổi sáng, tránh tập thể dục vất vả khi bụng đói, đảm bảo bữa sáng đủ dinh dưỡng và học một số kỹ thuật thư giãn để kiểm soát tâm trạng. Sau một vài tháng, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của ông và chất lượng cuộc sống nói chung được cải thiện.

Tiểu đường gây nguy hiểm tính mạng. (Ảnh minh họa).

- Bỏ bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến sự gián đoạn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và làm tăng cảm giác đói vào bữa trưa và bữa tối, ảnh hưởng đến kế hoạch ăn uống và lượng đường trong máu suốt cả ngày.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, một bữa sáng cân bằng là rất quan trọng. Một bữa sáng lý tưởng nên bao gồm: Protein chất lượng cao như trứng, sữa hoặc các sản phẩm từ đậu nành, giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong máu. Có thể dùng ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch hoặc bánh mì nguyên hạt, cung cấp carbohydrate giải phóng chậm. Ngoài ra, bệnh nhân nên dùng chất béo lành mạnh như bơ hoặc các loại hạt, có thể giúp kiểm soát cơn đói, hoặc các loại rau không chứa tinh bột như rau bina hoặc cà chua, cung cấp chất xơ và vitamin.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể cần đồ ăn nhẹ lành mạnh suốt cả ngày để giữ lượng đường trong máu ổn định.  

- Thay đổi tâm trạng buổi sáng

Sự thay đổi tâm trạng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, chẳng hạn như cortisol, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến lượng đường trong máu. Một buổi sáng căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

 2. Vì sao đồ uống có đường có liên hệ mật thiết với bệnh tiểu đường?

Đồ uống có đường như soda và nước trái cây đã là kẻ thù của sức khỏe cộng đồng trong nhiều năm, nhưng nghiên cứu mới cho thấy những đồ uống có đường này không chỉ cung cấp calo rỗng mà còn có thể giết chết bạn. Nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Medicine, Mỹ cho thấy đồ uống có đường có liên quan đến ước tính 2,2 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2 và 1,2 triệu trường hợp mắc bệnh tim mạch trên toàn cầu chỉ tính riêng trong năm 2020. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy mối liên hệ giữa đồ uống có đường và 340.000 ca tử vong năm 2020 do bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. 

Nên hạn chế ăn đường để giảm nguy cơ bị tiểu đường. (Ảnh minh họa).

Tiến sĩ Dariush Mozaffarian, tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ tim mạch và giám đốc Viện Thực phẩm và Y học tại Đại học Tufts, cho biết với CNN, đồ uống có đường "gây ra hơn 330.000 ca tử vong hàng năm do bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch" . Theo Christoph Buettner, trưởng khoa nội tiết tại Trường Y khoa Rutgers Robert Wood Johnson, đồ uống có đường có hàm lượng đường bổ sung cao, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến nhanh chóng. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe vì chúng có thể gây viêm và kháng insulin, một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường loại 2. 

Hướng dẫn chế độ ăn uống dành cho người Mỹ khuyến nghị mọi người nên hạn chế lượng đường bổ sung dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày. Điều đó có nghĩa là không nên nạp quá 200 calo mỗi ngày từ đường bổ sung trong chế độ ăn 2.000 calo, tương đương khoảng 12 thìa cà phê. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) có hướng dẫn nghiêm ngặt hơn, cho rằng lượng đường bổ sung không được vượt quá 6% lượng calo hàng ngày của bạn. 

THÙY LINH