Khi một sinh linh mới chào đời, dù là những gian truân chín tháng mười ngày thai nghén của người mẹ, hay những giọt mồ hôi âm thầm phía sau của người cha, tất cả đều chất chứa niềm hy vọng và trách nhiệm vô hạn.
Việc sinh nở, đối với mỗi gia đình, vừa là một hành trình đầy những điều chưa biết, vừa là thử thách giữa cảm xúc và thực tế. Đặc biệt là với các sản phụ lớn tuổi, con đường ấy càng thêm khúc khuỷu và đầy gian nan.
Bà Hồ, 50 tuổi, đến từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cùng chồng có sự nghiệp thành công, điều kiện gia đình sung túc. Họ đã có một cô con gái ngoan ngoãn, dễ thương, nhưng trong lòng hai vợ chồng vẫn luôn mong mỏi có một cậu con trai để kế nghiệp gia đình.
Sau một thời gian dài nỗ lực, bà Hồ cuối cùng cũng mang thai như mong muốn. Trong suốt thai kỳ, người chồng không ngại vất vả chăm sóc vợ, tỉ mỉ sắp xếp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và các cuộc kiểm tra sức khỏe, khiến thai kỳ vốn đầy căng thẳng của người mẹ lớn tuổi cũng trở nên ngập tràn sự ấm áp và ngọt ngào.
Thế nhưng, đời vốn không thể đoán trước. Sau khi vượt qua thai kỳ dài đằng đẵng, đến lúc bà Hồ cùng bác sĩ chào đón đứa trẻ, niềm hân hoan đầy hy vọng của cha mẹ bỗng chốc bị thay thế bởi những lo lắng.

Đứa trẻ sinh ra giống "Trư Bát Giới". (Ảnh minh họa)
Ngay khi nhìn thấy đứa trẻ, cả hai đều kinh ngạc: khuôn mặt bé sưng tấy bất thường, trên mũi mọc một cục u rõ rệt, đôi mắt do bị mô thịt xung quanh phát triển quá mức mà trở nên đờ đẫn. Cả đứa bé trông hệt như hình tượng "Trư Bát Giới" trong dân gian.
Trước gương mặt kỳ lạ như vậy, người chồng chết lặng trong giây lát, cảm xúc từ sững sờ chuyển thành tuyệt vọng. Còn bà Hồ nước mắt đầm đìa, trong lòng tràn ngập nỗi bất lực và đau buồn vì bao tháng ngày mang nặng đẻ đau lại nhận về một kết cục như thế.
Đúng lúc hai vợ chồng rơi vào tuyệt vọng, một câu nói của bác sĩ chính là tia sáng le lói mang hy vọng đến cho gia đình này. Bác sĩ cho biết, cục u trên mũi của đứa trẻ thực chất là một khối u lành tính có thể được cắt bỏ hiệu quả bằng phẫu thuật ngoại khoa. Đứa bé hoàn toàn có khả năng phục hồi bình thường trong tương lai.
Nghe được điều này, cảm xúc của vợ chồng bà Hồ dần được xoa dịu, sự tuyệt vọng bị đè nén trước đó cũng hóa thành niềm hy vọng mãnh liệt về một tương lai khỏe mạnh cho con.

Việc sinh con ở tuổi đã cao rất vất vả. Ảnh minh họa.
Tình huống này không chỉ khiến người ta cảm phục về sự tiến bộ của y học hiện đại, mà còn nhắc nhở chúng ta rằng – ngay cả những đứa trẻ tưởng chừng như "không hoàn hảo" cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương vô điều kiện và sự chăm sóc tận tụy từ cha mẹ.
Sản phụ lớn tuổi cần chú ý những gì trước khi quyết định mang thai?
Trải nghiệm của bà Hồ tuy đặc biệt nhưng không phải là cá biệt. Trên thực tế, rủi ro sinh sản và các vấn đề về phát triển thai nhi ở các sản phụ lớn tuổi thực sự cần được quan tâm nhiều hơn. Khi quyết định chào đón một sinh linh mới, các sản phụ lớn tuổi và gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhiều khía cạnh:
- Đảm bảo điều kiện vật chất
Trong xã hội hiện đại, sự trưởng thành của một đứa trẻ không chỉ cần sự chăm sóc tận tụy của cha mẹ mà còn cần nền tảng vật chất ổn định. Sản phụ lớn tuổi có thể chịu ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe, trong khi nhu cầu phát triển và chăm sóc của trẻ ngày càng cao.
Gia đình cần có kế hoạch tài chính chu toàn trước khi quyết định mở rộng thành viên, để đảm bảo rằng sau khi con chào đời sẽ có điều kiện vật chất tốt, tránh để áp lực kinh tế gây ra mâu thuẫn gia đình.
- Cân bằng không khí gia đình giữa các con
Trong trường hợp gia đình đã có con gái lớn hoặc các con khác, việc có thêm một thành viên mới đồng nghĩa với việc cần điều chỉnh lại mạng lưới tình cảm hiện tại. Con gái lớn có thể đang ở giai đoạn quan trọng của cuộc đời, hoặc đã có gia đình và sự nghiệp riêng.
Trước khi sinh thêm con, cha mẹ cần lắng nghe ý kiến của các con, cố gắng xây dựng một môi trường gia đình hòa hợp và cởi mở, tránh để sự thay đổi cấu trúc gia đình dẫn đến hiểu lầm và khoảng cách không đáng có.
- Kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị mang thai khoa học
Với phụ nữ lớn tuổi, tình trạng sức khỏe rõ ràng là yếu tố then chốt quyết định thành công của thai kỳ. Việc mang thai vốn đã là một thử thách cả về thể chất lẫn tinh thần; tuổi tác càng cao, chức năng cơ thể càng dễ suy giảm.
Do đó, trước khi mang thai, người mẹ phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện, nghiêm túc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, điều chỉnh cơ thể để giảm thiểu rủi ro trong thai kỳ và tạo môi trường phát triển thuận lợi cho thai nhi.
- Chuẩn bị tâm lý và có sự hỗ trợ từ gia đình
Bên cạnh các vấn đề vật chất và sức khỏe, trạng thái tinh thần cũng là khía cạnh mà sản phụ lớn tuổi cần đặc biệt chú ý. Áp lực xã hội và gia đình kéo dài có thể khiến thai phụ lo lắng, căng thẳng trong suốt thai kỳ. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây tác động xấu đến thai nhi.
Trong giai đoạn này, sự quan tâm, bao dung và hỗ trợ từ các thành viên gia đình, đặc biệt là người chồng, đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khi đối diện với những vấn đề bẩm sinh có thể xảy ra ở con, cha mẹ nên đồng hành cùng nhau, lý trí tiếp nhận kết quả y học, chủ động phối hợp điều trị, và dành cho con niềm tin cũng như sự đồng hành trọn vẹn.
CHƯƠNG NGỌC