Muốn thoát cảnh “làm đồng nào xào đồng đó”, tạm biệt ngay 8 thói quen này

Google News

Tự do tài chính không dành riêng cho những người may mắn hay siêu giàu mà bắt đầu bằng những thay đổi nhỏ, có chủ đích trong thói quen hàng ngày của bạn. Và đôi khi, điều đó có nghĩa là từ bỏ những hành vi khiến bạn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn "làm đồng nào xào đồng đó". 

1. Sống không có ngân sách

Việc bạn sống mà không có ngân sách nhưng lại muốn thoát khỏi tình trạng "làm đồng nào xào đồng đó" tương tự với việc leo núi mà không có bản đồ. Lập ngân sách có thể nói là một công cụ quan trọng để bạn đạt được tự do tài chính. Nếu bạn đang sống mà không có ngân sách, đó có thể là lý do khiến bạn mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn này.

Ngân sách nên là một công cụ thực tế và được cá nhân hóa để hướng dẫn chi tiêu của bạn thay vì chỉ là một ý tưởng ám ảnh trong đầu. Nếu đó chưa phải là một phần trong thói quen tài chính của bạn thì đã đến lúc bạn thực hiện thay đổi ở mình. 

2. Ưu tiên mong muốn hơn nhu cầu

Bạn có từng như vậy không? Sẵn sàng rút tiền tiết kiệm để mua chiếc điện thoại thông minh mới nhất hoặc dành cho một chuyến đi nghỉ cuối tuần ngẫu hứng...? Để rồi sau đó bạn lại cảm thấy hối hận khi túng thiếu vào cuối tháng vì đã dùng phần lớn tiền lương của mình để chi trả cho những gì mình muốn thay vì những gì mình cần. Nếu câu trả lời là có, bạn đang ưu tiên sự thỏa mãn tức thời hơn là sự an toàn tài chính lâu dài.

Đây là một thói quen khó bỏ nhưng rất cần thiết nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn sống dựa vào đồng lương hàng tháng.

3. Chi phí hàng ngày dựa vào tín dụng cho

Việc quẹt thẻ tín dụng để mua sắm hàng ngày có thể không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu bạn liên tục dựa vào thẻ tín dụng để chi trả cho những nhu cầu thiết yếu thì đó là dấu hiệu cho thấy ngân sách của bạn không hiệu quả. Nhớ rằng, thẻ tín dụng nên là một công cụ, không phải phao cứu sinh.

Khi bạn phụ thuộc vào chúng để vượt qua tháng này, bạn không chỉ chi tiền mà còn vay thu nhập trong tương lai và thường là phải chịu lãi suất. Thậm chí, thói quen này còn tạo ra một chu kỳ khó phá vỡ rằng bạn chỉ trả một phần số dư và dòng tiền của bạn không bao giờ thực sự cải thiện.

Trước khi nhận ra điều đó, một phần lớn tiền lương của bạn đã được dùng để trả lãi thay vì những thứ bạn thực sự cần. Càng dựa vào tín dụng, bạn càng khó tiết kiệm, đầu tư hay xây dựng sự ổn định tài chính thực sự.

Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn sống dựa vào đồng lương, hãy bắt đầu bằng cách sử dụng tín dụng một cách khôn ngoan. Hãy xây dựng quỹ khẩn cấp, điều chỉnh chi tiêu và đảm bảo bạn đang sống trong phạm vi thu nhập thực tế của mình, không phải giới hạn trong hạn mức tín dụng cho phép.

4. Không tiết kiệm tiền cho trường hợp khẩn cấp

Chúng ta có thể nghĩ rằng những trường hợp khẩn cấp chỉ xảy đến với ai kia cho đến lúc chúng ta bất ngờ gặp phải. Khi không có quỹ khẩn cấp, bạn sẽ phải loay hoay khi phát sinh các khoản bất ngờ như viện phí, sửa nhà, sửa xe... Thực hiện một thay đổi nhỏ là tạo quỹ khẩn cấp sẽ giúp bạn thoát khỏi vòng luẩn quẩn sống dựa vào đồng lương.

5. Không theo dõi chi tiêu

Theo dõi chi tiêu có thể là việc nhàm chán và khó khăn. Song thực tế là bạn có thể nghĩ mình đang sống tiết kiệm cho đến khi bạn bắt đầu xem xét tiền của mình thực sự được chi vào đâu.

Hãy thử theo dõi chi tiêu một thời gian và bạn sẽ khám phá ra những điều bất ngờ. Bằng cách biết dòng tiền của mình đến từ đâu và đi những đâu, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định khi cần cắt giảm. Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn sống dựa vào đồng lương hàng tháng, nhất định hãy từ bỏ thói quen không theo dõi chi tiêu.

6. Bỏ qua sức mạnh của những khoản tiết kiệm nhỏ

Nhiều người có xu hướng đánh giá thấp tác động của những khoản tiết kiệm nhỏ. Tuy nhiên, thực tế thì dù là mua những nhãn hiệu chung chung, pha cà phê ở nhà thay vì mua, hay đi bộ thay vì sử dụng phương tiện khác, mỗi hành động nhỏ đều có giá trị nhất định. Mỗi đồng bạn giữ lại là một đồng bạn có thể dành cho thứ gì đó lớn hơn như quỹ khẩn cấp, trả nợ hoặc thậm chí là các khoản đầu tư trong tương lai.

Nhớ rằng, xây dựng sự giàu có không chỉ là kiếm thêm tiền mà còn là quản lý những gì bạn đã có. Khi bạn bắt đầu coi trọng khoản tiết kiệm nhỏ, bạn sẽ rèn luyện bản thân để có kỷ luật hơn với chi tiêu của mình. Chỉ riêng sự thay đổi tư duy đó cũng có thể dẫn bạn đến sự ổn định tài chính lâu dài.

7. Nói không với mở mang kiến thức tài chính

Kiến thức tài chính không phải là chủ đề thường được dạy ở trường, nhưng lại rất quan trọng nếu bạn muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn sống dựa vào đồng lương hàng tháng. Nhiều người cho rằng quản lý tài chính là việc phức tạp hoặc chỉ phù hợp với người giàu, nhưng sự thật đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những người gặp khó khăn và những người tạo dựng được sự an toàn, giàu có.

Nếu bạn không biết tiền của mình sẽ đi về đâu, làm sao để tiền sinh sôi hoặc làm sao để sử dụng tiền một cách khôn ngoan, bạn sẽ luôn cảm thấy mắc kẹt trong tình trạng phải sinh tồn. Bạn càng tự giáo dục bản thân, bạn càng kiểm soát được tương lai tài chính của mình. Bạn sẽ bắt đầu đưa ra những quyết định thông minh hơn, phát hiện ra những cạm bẫy tài chính và sử dụng tiền theo cách thực sự có lợi cho bạn.

8. Không khám phá các nguồn thu nhập khác

Chỉ dựa vào một khoản lương có thể là con đường an toàn và dễ dàng nhưng nó cũng dễ khiến bạn dễ bị tổn thương về mặt tài chính. Nếu công việc là nguồn thu nhập duy nhất của bạn, bất kỳ khoản chi phí bất ngờ hoặc mất việc có thể khiến bạn hoảng loạn.

Trong thế giới ngày nay, việc chỉ có một nguồn thu nhập khiến bạn khó có thể tạo dựng sự giàu có hoặc thoát khỏi vòng luẩn quẩn sống dựa vào đồng lương. Bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội để kiếm thêm thu nhập từ nghề tự do và công việc tay trái hay các nguồn thu nhập thụ động. Hãy tìm điều gì đó phù hợp với lịch trình, sở thích và kỹ năng của bạn.

Tăng thu nhập không chỉ là kiếm thêm tiền mà còn là tạo ra không gian tài chính. Nó giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn, tích lũy tiền tiết kiệm nhanh hơn và giảm bớt căng thẳng khi sống dựa vào đồng lương hàng tháng.

BẢO ANH.