Loại rau gia vị chỉ 10.000 đồng là mua được nhưng giúp giảm 70% nguy cơ ung thư vú, xào thịt bò rất thơm ngon  

Google News

Tỏi tây là loại cây gia vị nhỏ mà "có võ", giá trị của nó trong chế biến thực phẩm và bảo vệ sức khỏe là rất lớn.

Tỏi tây về cơ bản là một loại cây gia vị có hương vị ngọt nhẹ, thuộc họ Allium. Giống như hành tây và tỏi, loại rau độc đáo này chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh và ngon miệng. Loại rau này có thân dài, hình trụ với phần gốc màu trắng và phần ngọn màu xanh lá cây, được sử dụng rộng rãi trong các món ngon vì lợi ích sức khỏe, hương vị, mùi vị và kết cấu hấp dẫn.

1. Lợi ích dinh dưỡng của tỏi tây 

Zhang Shiheng, bác sĩ khoa cấp cứu tại viện Đa khoa Đài Loan cho biết, đa phần các loại rau họ Allium bao gồm hành, tỏi, hành lá và tỏi tây rất giàu sunfua hữu cơ và chất phytochemical, có thể ức chế tế bào ung thư. Một báo cáo nghiên cứu của bệnh viện cho thấy phụ nữ ăn nhiều tỏi tây thậm chí có thể giảm đáng kể 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, thậm chí cao hơn nhiều so với tỏi.  

Rau tỏi tây. (Ảnh minh họa).

Bác sĩ Zhang Shiheng cho biết trên kênh YouTube, các chất phytochemical như quercetin trong tỏi tây rất tốt. Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều rau họ hành, trong đó có tỏi tây mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư đầu cổ, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, đồng thời có khả năng phòng chống ung thư tốt hơn hơn các loại rau khác.

Tỏi tây có hàm lượng quercetin cao, một hợp chất flavonoid có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, như bệnh tim. Ngoài ra, tỏi tây là nguồn prebiotic tuyệt vời. Prebiotic là hợp chất không tiêu hóa được tìm thấy trong một số loại thực phẩm được vi khuẩn đường ruột trong ruột già phân hủy.

2. Rủi ro khi ăn tỏi tây

Tỏi tây chứa một hợp chất gọi là diallyl disulfide, có thể gây ra phản ứng trên da, bao gồm phát ban đỏ, ngứa gọi là viêm da tiếp xúc ở một số người. Ngoài ra, tỏi tây còn chứa nhiều hợp chất gọi là Fodmap, là loại carbohydrate tập trung trong một số loại thực phẩm nhất định, được hệ tiêu hóa hấp thụ kém. Những người nhạy cảm với Fodmap có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, tiêu chảy và đầy hơi sau khi tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng Fodmap cao. 

Bác sĩ Zhang Shiheng cho biết, đối với những người sợ vị cay thì tỏi tây tương đối dễ chấp nhận, tuy nhiên tỏi tây vẫn chứa sunfua nên sau khi ăn dễ có mùi đặc biệt trong miệng. Những người muốn cải thiện vấn đề này có thể. ăn một số thực phẩm có khả năng trung hòa các phân tử sulfua, ví dụ như chanh, rau mùi, sữa, táo, hoặc cũng có thể uống trà, cà phê, giấm táo. Ngoài ra, bạn cũng có thể xoa bóp vị trí của tuyến nước bọt (gần cằm, tuyến dưới lưỡi hoặc gần khớp thái dương hàm, vì xoa bóp vùng này có thể làm tăng tiết nước bọt và lấy đi sunfua.

Món ăn từ tỏi tây. (Ảnh minh họa).

3. Cách dùng tỏi tây để có món ăn ngon 

Mặc dù toàn bộ cây tỏi tây đều có thể ăn được, nhưng hầu hết mọi người đều sử dụng phần trắng mềm hơn và phần xanh nhạt hơn của cây và bỏ đi phần ngọn cứng hơn, xanh đậm. Tuy nhiên, phần xanh đậm này có thể được giữ lại và sử dụng để tăng hương vị cho nước dùng, nước sốt và các công thức nấu ăn khác và có thể được bảo quản trong tủ đông.

Bác sĩ Zhang Shiheng cho biết thêm, nếu cây tỏi tây tiếp xúc ít với ánh nắng sẽ chuyển sang màu vàng. Tuy loại này có vị mềm, thơm, ngọt nhưng giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với tỏi tây xanh. Vì vậy, những người coi trọng giá trị dinh dưỡng nên chọn ăn tỏi tây xanh.  

THÙY LINH