Chỉ 2.000 đồng/mớ nhưng loại rau này góp phần chống ung thư "siêu đỉnh", tuy nhiên có người tuyệt đối nên tránh

Google News

Không chỉ có mùi thơm ấn tượng, ngoài làm gia vị cho các món ăn, rau mùi còn mang lại giá trị dinh dưỡng bất ngờ khi góp phần phòng chống ung thư. Ở chợ Việt, rau mùi thường được tặng kèm chứ không bán, nếu mua lẻ chỉ cần 2.000 đồng là có ngay một mớ mang về.

Mới đây, bác sĩ chuyên khoa thận của Đài Loan, Hong Yongxiang cho biết trong một chương trình y tế, ông từng gặp một bệnh nhân 35 tuổi thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu và phải dùng nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị.

Quá trình chữa bệnh, bàn chân của cô thường xuyên bị sưng tấy, nước tiểu có bọt và thận có dấu hiệu tổn thương. Sau khi hỏi về chế độ ăn của người bệnh, Hong Yongxiang phát hiện nếu bệnh nhân ăn mặn hoặc ngọt vào ngày hôm trước hoặc có kinh nguyệt, chân cô sẽ có hiện tượng bị phù.

Sau đó, ông đề nghị bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng kali cao để cải thiện tình trạng. Trong các loại thực phẩm, rau mùi được vị bác sĩ này khuyên dùng thường xuyên. 

Rau mùi có nhiều lợi ích cho sức khoẻ (Ảnh minh họa).

Hong Yongxiang cho biết, bệnh nhân đã kiên trì nghe theo lời khuyên của ông và uống một cốc nước ép rau mùi mỗi ngày. Khi cô ấy quay lại gặp bác sĩ một tháng sau đó, tình trạng phù nề ở chi dưới của cô ấy đã cải thiện rất nhiều và tình trạng tiểu tiện cũng đã khá hơn. Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu từng gây rắc rối cho cô trước đây cũng thuyên giảm.

1. Tác dụng thần kỳ của rau mùi

Hong Yongxiang nêu tên những lợi ích của rau mùi, bao gồm chống lão hóa mạch máu, trì hoãn lão hóa da, ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson.

Theo trang web chính thức của Tổ chức Ung thư Đài Loan, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất "aldehyde" có trong loại rau này có thể tạo ra mùi thơm đặc biệt, khiến một số người có thể cảm thấy ngò có mùi giống như rệp hoặc xà phòng. Tuy nhiên, điều này chỉ là cảm nhận khó chịu ban đầu. 

Các thành phần trong rau mùi có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ thần kinh, chống lo âu, hạ lipid máu, hạ đường huyết, hạ huyết áp, kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư. Về phần chống ung thư, nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan và cộng sự cho thấy rau mùi có thể ức chế sự di căn và xâm lấn của tế bào ung thư gan ở người (HepG2) và tế bào u ác tính ở chuột (B16F10). Nó có thể ức chế khả năng di căn và xâm lấn của tế bào ung thư tuyến tiền liệt (PC-3).

Trong y học cổ truyền Ayurvedic và Ba Tư, hạt rau mùi là thành phần chính được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt và giảm lượng máu kinh ra nhiều đồng thời làm giảm đầy hơi, chuột rút và đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. 

Hạt rau mùi. (Ảnh minh họa).

Trong y học,  rau mùi cũng được coi là một phương thuốc giúp cơ thể giải phóng nhiệt lượng dư thừa. Các dấu hiệu của nhiệt lượng dư thừa trong cơ thể bao gồm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, quá nóng nói chung, đổ mồ hôi quá nhiều, đau đầu, đau nửa đầu và da nhạy cảm. Những cải thiện khác được tìm thấy liên quan đến tâm trạng bao gồm điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực như tức giận và trầm cảm.

Rau mùi nói chung giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, do hạt rau có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu và có tác dụng giống như insulin. Lá và thân cây có nồng độ polyphenol lớn nhất mà một nghiên cứu gần đây năm 2023 phát hiện ra giúp ngăn ngừa béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường.

Hàm lượng vitamin K trong lá rau mùi có lợi cho sức khỏe xương vì nó đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa xương. Các tác dụng chống viêm và giảm đau có thể giúp giảm đau khớp. Theo truyền thống, nó được sử dụng cho bệnh viêm khớp dạng thấp.

Rau mùi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giúp điều hòa huyết áp và giúp giữ cho động mạch của bạn sạch sẽ. Nó cũng có khả năng làm loãng máu, ngăn ngừa cục máu đông.  

2. Ai không nên ăn rau mùi?

Dù có rất nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng theo bác sĩ Hong Yongxiang, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn rau mùi để tránh tăng kali máu. Ngoài ra, không nên dùng một lượng lớn rau mùi trước khi phẫu thuật vì có thể gây tăng chảy máu.

Cần chú ý đến lượng tiêu thụ hàng ngày nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị tiểu đường. 

THÙY LINH