Biết tránh xa 2 chữ này, 9 phần 10 là người khôn ngoan, sáng suốt

Google News

Nói không với cố chấp, dựa vào chính mình để nâng cao trình độ nhận thức. Khi thế giới bạn nhìn thấy ngày càng rộng lớn hơn, tương lai bạn tin tưởng sẽ ngày càng tươi sáng, tốt đẹp hơn.

Có một câu nói từng nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội rằng: “Trình độ nhận thức cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ bao dung đối với các quan điểm khác nhau”.

Sự nông cạn của con người có thể nói là bẩm sinh. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta cần không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân trong quá trình trưởng thành. Đồng thời, chúng ta cũng học cách tự kiểm điểm và tự đột phá, giống như một cái cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất, đón nhận năng lượng từ mặt trời.

Chỉ bằng cách này, cây mới có thể đâm chồi nảy lộc, phát triển mạnh mẽ. Nếu không, bạn sẽ thấy cái cây đó lớn lên biến dạng hoặc thậm chí mất đi sức sống.

Con người nếu không chịu phát triển hoặc tự bằng lòng với mọi thứ thì khó tránh khỏi trở nên cố chấp. Sau đó, họ từng chút một trở nên bảo thủ hơn, ngày càng ương bướng, không còn cách nào thay đổi và hoàn thiện chính mình.

Mỗi người đều cần thường xuyên nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn, tăng cường sự tự tin. Nói không với cố chấp, dựa vào chính mình để nâng cao trình độ nhận thức, tạo ra nhiều khả năng hơn cho cuộc đời.

Sự ích kỷ sẽ không đưa bạn đi xa

Sống ở đời, điều đáng sợ nhất là sống ngày càng ích kỷ. Người ích kỷ có lẽ sẽ cảm thấy mình không bị thiệt thòi, không bị lừa gạt khi giao tiếp với người khác, thậm chí còn có thể thu được thêm lợi ích. Nhưng họ không biết rằng chính thói xấu, tham lam những thứ nhỏ nhặt này cùng với ý nghĩ không muốn chịu thiệt, chỉ muốn nhận về đang kéo họ ra khỏi con đường đúng đắn.

Khi còn trẻ, con người ta muốn trưởng thành buộc phải trải qua gian khổ. Với muôn ngàn trải nghiệm mới mẻ, ta chỉ có thể cẩn trọng bước đi. Lúc này, mắc lỗi là điều khó tránh khỏi, chán nản cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng, lúc này chúng ta tuyệt đối không được tự cho mình là đúng hoặc cho rằng mình có thể giải quyết những vấn đề khác nhau dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ. Nếu không, chúng ta sẽ chỉ ngày càng thất vọng, không có được sự trưởng thành tích cực.

Nhà văn Lermontov từng nói: “Những người trong đầu chỉ chứa đầy bản thân mình chính là những người ngu dốt nhất”.

Người thực sự khôn ngoan vĩnh viễn tin rằng trên thế giới này có những người khôn ngoan hơn mình. Vì vậy, đừng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến bản thân. Khi gặp vấn đề, đừng bao giờ bướng bỉnh, cố chấp mà hãy học cách đứng trên lập trường và tư duy của người khác để nhìn nhận.

Nhận thức nông cạn khiến con người ta cố chấp hơn

Sự thất bại của một người, bắt đầu từ việc khép mình khỏi thế giới. Trên thực tế, việc tự khép kín bản thân hoàn toàn không có lợi ích gì. Bề ngoài, nó có vẻ khiến bạn cảm thấy rất thoải mái, rất tự do trong giai đoạn đầu nhưng thực ra, những điều này phần lớn là ảo tưởng.

Suy cho cùng, khi một người mãi mãi không cố gắng, không hoàn thiện bản thân, người đó sẽ giống như một cái xác không hồn, như nước tù đọng, không có dòng chảy, không có sự thay đổi. Điều này cũng có nghĩa là không có hy vọng, không có khả năng.

Thực tế, khi nhận thức của một người càng nông cạn, nguyên nhân sâu xa là do người đó không muốn thay đổi bản thân, không chịu định hình cuộc sống. Sau đó, trong thực tế, những thói quen sinh hoạt và lối tư duy bướng bỉnh sẽ khiến họ rơi vào một vòng luẩn quẩn trong nhận thức.

Lúc này, họ không nhìn thấy những rắc rối tiềm ẩn trong cuộc sống, không cảm nhận được những rủi ro khác nhau trong cuộc đời. Thậm chí, dù có một ngày cảm thấy áp lực, gặp phải thử thách, họ cũng sẽ tự cho mình là đúng, cảm thấy không phải vấn đề của mình, hoàn toàn không thể là lỗi của mình được. Không buông bỏ sự bướng bỉnh cố chấp, không nhìn thấy vấn đề của bản thân, cuối cùng họ sẽ chỉ đi vào ngõ cụt.

Có câu nói rằng: “Cố chấp không phải là sự tự tin khi mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát mà là sự tự phụ trong trạng thái hiểu biết nửa vời”.

Con người muốn tiến lên nhất định phải chấp nhận những thiếu sót của bản thân, nhìn thấy những giới hạn của mình, cho phép sự tồn tại của những quan điểm khác nhau. Ngay cả khi đó là điều bạn cực kỳ phản đối, bạn vẫn nên kiên nhẫn, quan sát và suy nghĩ kỹ lưỡng.

Suy cho cùng, khi bạn mở rộng tư duy, kích hoạt suy nghĩ, nâng cao tầm nhìn, tất cả những gì bạn gặp phải đều đang giúp bạn thành công, không phải khiến bạn trở nên cố chấp.

Tránh xa trạng thái sống tầm thường

Mỗi người đều có một phạm vi nhận thức riêng. Kích thước của bán kính này không phải bất biến mà dựa vào chính bản thân từ từ trải nghiệm, hiểu và định hình.

Giống như câu nói: “Sai lầm dễ mắc phải nhất của chúng ta là chỉ nhìn thấy những thông tin ủng hộ ý kiến của mình, loại bỏ mọi thông tin trái ngược. Nói cách khác, sự cố chấp trói buộc nhận thức của chúng ta. Nhưng chính bán kính nhận thức lại quyết định năng lực của chúng ta lớn đến đâu”.

Mỗi khi nhìn thấy những người khác nhau, nghe thấy những ý kiến khác nhau, hãy coi đó là một kênh để mình trải nghiệm những thế giới khác nhau. Sau đó, từ từ cảm nhận, tích cực nâng cao nhận thức của bản thân.

Lâu dần, chúng ta có thể thực sự tránh xa trạng thái sống tầm thường, thực sự dựa vào chính mình, xây dựng cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Vì thế giới bạn nhìn thấy ngày càng rộng lớn hơn, tương lai bạn tin tưởng sẽ ngày càng tươi sáng, tốt đẹp hơn.

BẢO ANH.