Bệnh mùa đông: Đối phó với bệnh mề đay

Google News

Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Người bệnh tự nhiên thấy ngứa từng đám rất khó chịu, gãi nhiều, càng gãi ngứa càng lan rộng, da vùng tổn thương dày lên từng mảng, phù nề, nóng bừng, toàn thân bứt rứt, rất khó chịu… là những triệu chứng của bệnh mề đay do gió lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột trong mùa đông.
 
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí bị ô nhiễm hay do ăn phải thức ăn lạ, không phù hợp là những yếu tố làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều. Mề đay là bệnh dị ứng, người bệnh bị nổi ban trên da, ngứa ngáy khó chịu kèm theo những tổn thương ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Những lưu ý để phòng và chữa trị mề đay:
Hạn chế rượu, thuốc lá, cà phê, muối vì chúng làm tăng độ nhạy cảm của thần kinh trung ương và ngoại vi, tăng ngứa. Tư tưởng phải thoải mái, tránh quá lo lắng bi quan vì bệnh. Cố gắng chống gãi để không gây thêm tổn thương trên da.
Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra bởi các độc tố của chúng và cũng là các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể.
 
Đề phòng bệnh mề đay do giun sán, nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi để tránh gây chảy máu làm da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ làm khó khăn cho việc điều trị và đôi khi còn gây nguy hiểm (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết).
Ngoài ra, đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng. Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.
 
Mề đay cũng có thể gặp những loại gây ung thư nguy hiểm cho tính mạng (ở đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tổ chức thần kinh), vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định, điều trị dứt điểm và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định điều trị và phòng tái phát cũng thuận lợi. Trường hợp phù Quinck nặng hoặc mề đay kiểu sốc phản vệ phải được cấp cứu kịp thời ở bệnh viện. Bệnh nhân không nên tự động dùng thuốc.
Bài thuốc tham khảo trị mề đay do gió lạnh, chuyển mùa:
Bài 1: phòng phong 10g, kinh giơí 16g, nam hoàng bá 16g, lá đơn mặt trơì 16g, rau má 20g, kê huyết đằng 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm).
Bài 2: thổ phục linh 20g, đâụ đen (sao thơm) 24g, quả dành dành 16g, lá đơn đại hoàng 16g, kinh giơí 16g, ngải diệp 10g, sài hồ 12g, bạch chỉ bắc 10g, quế chi 4g, cam thảo đất 16g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (uống ấm).
Theo Lao động