Bệnh mùa đông ngăn ngừa không khó

Google News

(Kiến Thức)  - Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng từng một lần mắc phải các căn bệnh trong mùa đông như: Cảm lạnh, cúm, viêm phế quản … Vậy làm thế nào để ngăn chặn các bệnh trong mùa đông. Điều đó không hề khó.


Cảm lạnh: Cảm lạnh không chỉ là căn bệnh chỉ diễn ra trong mùa đông, mà nó có thể diễn ra bất cứ mùa nào trong năm, ngay cả mùa hè bạn cũng có thể mắc phải cảm lạnh. Tuy nhiên, căn bệnh này diễn ra phổ biến hơn trong mùa đông và thường xảy ra đối với những người có hệ miễn dịch kém. 

Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm chảy nước mũi, nghẹt thở, hắt hơi …và đây cũng là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Do đó, để phòng ngừa được căn bệnh này thì phải thường xuyên tăng cường hệ miễn dịch, không nên tiếp xúc quá lâu ngoài không khí lạnh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 

Cúm: Các triệu chứng phổ biến nhất của cúm là sốt, nhức đầu, đau cơ, nghẹt mũi, hắt hơi và đau cổ họng. Đôi khi bạn còn cảm thấy xuất hiện những cơn đau ngực và buồn nôn. 

Cách tốt nhất để tránh xa bệnh cúm là tiêm chủng vắc xin chống cúm hàng năm. Ngoài ra, việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là việc rửa tay thường xuyên cũng giúp bạn phòng tránh được cúm. Tránh tiếp xúc với người bị cúm vì vi rút cúm lây lan rất nhanh.

Viêm phế quản: Đây là một căn bệnh mùa đông rất phổ biến, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu. Viêm phế quản là viêm đường hô hấp nhỏ trong phổi, từ đó nó tiết ra một loại chất nhầy gây khó thở. Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng giống như bệnh cảm lạnh. Ngoài ra còn xuất hiện thêm các triệu chứng như:  thở nhanh, ho dai dẳng, thở khò khè và sốt nhẹ.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên bạn nên nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Đặc biệt, khi bị viêm phế quản thì cần phải tránh xa thuốc lá và khói thuốc.

Viêm họng: Viêm họng là do một loại virus gây nên. Ngoài ra viêm họng cũng thể được gây ra bởi những thay đổi đột ngột của thời tiết như lạnh, khô hanh. 

Biện pháp phòng tránh khi bị viêm họng trong mùa lạnh là cần phải bổ sung nước ấm thường xuyên. Tránh ăn đồ lạnh và hãy xúc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên.

Hen suyễn: Các triệu chứng của bệnh hen suyễn được biểu hiện rất rõ nét trong mùa đông. Để tránh bệnh hen suyễn thì tốt hơn hết là nên ở trong nhà trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Và khi ra ngoài thì cần phải che kín mũi, miệng …tốt hơn hết là bạn nên mang theo thuốc bên người.

Lạnh bàn tay, bàn chân: Thời tiết lạnh giá sẽ khiến bạn thay đổi màu sắc của các ngón tay, ngón chân điều này sẽ khiến bạn khó chịu và đau đớn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là do sự thiếu máu lưu thông.

Trong trường hợp này bạn nên tránh khói thuốc, café và luôn giữ ấm bàn tay, bàn chân bằng gang tay và bít tất.

Khô da: Khi nhiệt độ xuống thấp kéo theo độ ẩm môi trường cũng giảm xuống, điều này chính là tác nhân làm cho làn da bạn bị khô.

Khi bị tình trạng này bạn cần phải tránh tắm dưới vòi hoa sen bằng nước quá nóng vì nó sẽ khiến cho làn da của bạn càng thêm nứt nẻ. Sau khi tắm xong bạn nên dưỡng ẩm cho làn da khi da vẫn còn ẩm. Trước khi đi ngủ bạn cũng nên dưỡng ẩm thêm một lần nữa.
 

Đau khớp: Theo tiến sĩ Sunesara, mùa đông những người có tiền sử về bệnh khớp sẽ trở nên trầm trọng hơn. Các triệu chứng thường xuyên gặp phải là chuột rút và cứng khớp.

“Để tránh tình trạng này thì cách tốt nhất là phải vận động cơ thể, nếu bạn ngồi một chỗ cả ngày thì bệnh khớp sẽ càng trầm trọng hơn. Do đó cần phải tập thể dục mỗi sáng hoặc đi bộ nhiều hơn” – tiến sĩ Sunesara nói.

Tim mạch: Bệnh đau tim cũng thường diễn ra phổ biến trong mùa đông, do sự sụt giảm đột ngột của nhiệt độ.

Lê Phương (Theo Time India)