Sau 4 tuổi, khi trẻ đã biết nói tròn vành rõ chữ, đi đứng vững chãi, thích hỏi và tò mò khám phá về thế giới xung quanh nhiều hơn… cũng là lúc trẻ được cha mẹ cho đi học.
|
4 - 11 tuổi là giai đoạn trẻ hoạt động thể lực lẫn trí tuệ mạnh mẽ để khám phá những bài học đầu đời |
Khi đến trường, con bắt đầu có những mối quan hệ của riêng mình. Con có bạn bè, thầy cô. Con biết cảm nhận về tình bạn, tình thầy trò, quy tắc cộng đồng và phải phấn đấu để đạt được thành tích tốt.
Con chơi đùa cả ngày không biết mệt, liên tục hỏi người lớn “vì sao thế này làm sao thế kia”, con bắt chước làm những việc như cha mẹ thường làm, con biết tự chăm sóc bản thân những điều cơ bản như tự thay quần áo, đi vệ sinh, múc thức ăn…
Con rất năng động và cần phải học hỏi khám phá nhiều thứ. Những khám phá đầu tiên đó có thể được ghi nhớ suốt đời và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình hành nhân cách sau này.
Theo khuyến cáo, trẻ từ 4-11 tuổi cần được uống 3 hộp sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động thể chất và trí tuệ tăng cao. Tuy nhiên, trẻ ở giai đoạn này đã biết thể hiện ý thích riêng và hay quyết định mọi việc theo cảm tính. Vì vậy, cha mẹ thường đối diện với tình trạng con không chịu uống sữa, thậm chí từ chối rất quyết liệt.
Cũng khó trách tại sao con ngán sữa. Vì con được uống một hương vị sữa quá quen thuộc trong thời gian dài, cộng với “trách nhiệm uống sữa” mà người lớn đặt ra, từ đó biến việc uống sữa trở nên quá nhàm chán so với những điều mới lạ thú vị mà con mong đợi.
|
Cha mẹ nên tìm cách giúp con uống sữa chủ động thay vì bắt ép, dọa nạt, đánh đòn làm trẻ “sợ sữa”. |
Do lo lắng và nghĩ con nhỏ chưa biết ý thức, nhiều mẹ cố ép con uống sữa, con không chịu thì mẹ dọa nạt, có khi đánh đòn hoặc cố gắng nài ép, hứa hẹn quà này, vật kia… nhưng đâu vẫn hoàn đấy.
Trẻ từ 4 tuổi đã biết ý thức thế giới xung quanh mình, trẻ cũng có những sở thích ăn uống riêng như người lớn vậy. Việc bị bắt ép, dọa nạt, đánh đòn, hoặc quá xuống nước… đều gây ra tác dụng không tốt về mặt lý tính và cảm xúc cho cả hai phía mẹ và con.
Về mặt lý tính, khi uống sữa bị động, hệ thần kinh của con sẽ ra lệnh chậm chạp cho việc tiêu hóa sữa. Đặc biệt, việc phải dùng một thức uống mà bản thân đã quá ngán có thể gây ra nôn ói, đi kèm luôn cả thức ăn. Có trẻ còn “áp dụng hình thức nói dối” để khỏi bị uống sữa, như là “bà đã cho con uống rồi”, “con đã uống trên trường rồi”… cứ như vậy trẻ hình thành thói quen xấu lúc nào không hay.
|
Cha mẹ nên cho con uống sữa có hương vị yêu thích và vui đùa với con để trẻ uống sữa chủ động hơn. |
Nghiêm trọng hơn là về mặt cảm xúc. Vì bị ép và dọa nạt quá nhiều khiến trẻ ác cảm với sữa, có thể bị ấn tượng mãi mãi hoặc không cảm tình với những gì liên quan đến sữa. Hơn hết, tình cảm mẹ con trở nên xa cách hơn vì những bất hòa xoay quanh chuyện uống sữa.
Chúng ta không nên biến từ việc con “ngán sữa” thành “sợ sữa” và “sợ luôn cả người cho uống sữa”. Hãy tìm ra một số giải pháp giúp trẻ uống sữa chủ động như chọn một vị sữa mà con yêu thích, biến giờ uống sữa thành giây phút thư giãn cùng mẹ và con…
Bích Ngọc