Làm lơ con ngán sữa
Nhiều mẹ cho rằng: Ngán sữa thì không cần cho trẻ uống nữa, đợi một thời gian sau trẻ sẽ cảm thấy thèm và uống lại. Tình trạng ngán sữa này có lẽ cũng giống như ngán cơm, ngán cháo. Sự thật có phải vậy?
Với những ông bố, bà mẹ suy nghĩ theo chiều hướng “động cơ bình xăng” (vì não trẻ hoạt động như đồng hồ bình xăng, khi sắp hết xăng thì đổ và nhìn vào đồng hồ, biết khi nào cần đổ). Theo đó, con ngán sữa chỉ là trạng thái nhất thời, đợi khi nào có nhu cầu, trẻ sẽ tự đòi mẹ mua sữa.
Những năm tháng ấu thơ rất quan trọng đối với việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Vì vậy, cho trẻ uống sữa mỗi ngày là thói quen rất tốt vì sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng cho mọi hoạt động, tăng sức đề kháng phòng tránh bệnh tật. Bạn đừng phó mặc khi trẻ không thích sữa vì những thói quen được hình thành từ giai đoạn ấu thơ rất khó thay đổi theo thời gian.
|
Giải quyết vấn đề ngán sữa ở trẻ từ 4 -11 tuổi luôn là bài toán khó! Ảnh: IDP |
“Uống hoặc bị đòn”
Nhiều người khác quá coi trọng vào chế độ
dinh dưỡng của con nên khi thấy trẻ có biểu hiện không thích uống sữa đã cảm thấy bất ổn. Mỗi lúc đưa hộp sữa cho con uống, thấy thái độ né tránh, càu nhàu “con không thích uống sữa, mẹ đừng bắt con uống nữa” mà nhiều bậc phụ huynh cảm thấy “nóng trong người”, vội la mắng con, bắt ép con phải uống sữa. Tất nhiên, trẻ có thể miễn cưỡng nghe lời. Nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng dễ bảo. Những trẻ bướng bỉnh thường phản kháng mạnh mẽ, thẳng thắn từ chối, giận dỗi thậm chí đối phó bằng cách giấu cha mẹ, đem sữa bỏ đi. Trong trường hợp này cả phụ huynh và trẻ đều mệt mỏi, ảnh hưởng đến không khí gia đình. Điều quan trọng, việc ép trẻ uống sữa bằng “đòn roi” sẽ gây ra những bất ổn về tâm lý sau khi trẻ trưởng thành.
Biến tấu món ăn với sữa
Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh, một bà mẹ chia sẻ “Trước đây con mình không thích sữa. Để đảm bảo dinh dưỡng cho con, mình chịu khó tìm hiểu các món ăn kết hợp với sữa, tăng khẩu vị cho bé. Thế nhưng cũng không khả quan vì có nhiều món tốn công, tốn sức mà con thì cứ mãi lắc đầu không ăn”. Hoặc như trường hợp của chị Khánh Dung, có con 8 tuổi. Con chị trước vẫn thường uống 3 hộp sữa mỗi ngày nhưng gần đây có biểu hiện ngán sữa. Vì vậy, chị phải thường xuyên lên mạng, tìm hiểu thông tin và “biến tấu” sữa thành các món ăn như trái cây dầm
sữa tươi, gà nấu sữa, súp măng tây… Con chị cũng không chịu ăn.
Phương pháp này chỉ mang tính tương đối, có thể trẻ thích hoặc không nhưng để thúc đẩy trẻ uống sữa chủ động thì chưa đủ thuyết phục. Vì vậy, cần có hương vị nào đó khiến trẻ thích uống sữa và uống sữa chủ động.
Trẻ ngán sữa – câu hỏi chưa có lời đáp
Trên các tạp chí nước ngoài, đã có nhiều bài viết điều tra về thực tế ngày càng có nhiều trẻ em không thích sữa nhưng vẫn không tìm được lời giải vì sao. Dễ dàng bắt gặp các chủ đề “Tại sao ngày càng nhiều trẻ em không thích sữa?” thu hút hàng ngàn lượt xem và bình luận những vẫn không tìm được lý giải phù hợp. Nhiều người cho rằng vì uống nhiều sữa quá sẽ khiến trẻ bị ngán. Không cùng ý kiến, số khác lại nghĩ vì đến tuổi mà trẻ không muốn uống nữa mà thôi…
Cha mẹ muốn con được phát triển tối ưu và đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động. Vì vậy, sữa là thực phẩm quan trọng mà bậc phụ huynh nào cũng muốn con uống mỗi ngày. Tuy nhiên, băn khoăn, lo lắng và đối phó trẻ ngán sữa khi không hiểu con muốn gì sẽ tạo áp lực không chỉ riêng cho con trẻ mà còn cho cả bản thân những người làm cha mẹ.
Hoài Ngô