Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó là Ấn tín, vật thờ cúng thời Hùng Vương.
Giành lại quyền tự chủ phục hồi ấn tín cho Thần Đồng
Sở dĩ, sách Cựu Đường thư đưa ra sự kiện ấy là do ở Giao Chỉ Ngô Quyền sau trận chiến thắng đánh tan quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, Kỷ Hợi, năm thứ 1(939) vua bắt đầu xưng vương lập Dương Thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục.
Như vậy, phải đến khi dân tộc ta giành lại được quyền tự chủ, Nhà nước tự chủ giao cho các vị tiên triết khôi phục lại tinh thần vị Thần của vật hèm này, nhưng vì đã có tên đồng cổ trong sách Hậu Hán thư của Trung Quốc cho nên thư tịch của ta gọi là "Thần Đồng Cổ", nhà nước Đại Cồ Việt vua Đinh Tiên Hoàng đã tặng Thần Đồng Cổ cho làng Thượng Lâm huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Đông thờ trong đình làm thần Hoàng làng.
Tương truyền, vị thần núi Thần Đồng từ tời Hùng Vường thường hiển linh giúp vua Hùng thắng trận thì nay đã từng hiển linh tiếp ứng cho các tướng lĩnh và nhà vua mỗi khi trên đường đưa quân đi dẹp giặc phương Nam. Chẳng hạn, năm 976 Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn đi dẹp giặc phương Nam, khi đến sông Bà Hoà, huyện Tĩnh Gia gặp mưa to, gió lớn thuyền bè không đi được.Thần Đồng hiển linh báo mộng và giúp sức. Lê Hoàn chắp tay vái lạy, lập tức gió yên lặng, trời quang mây. Đoàn thuyền tiếp tực Nam tiến. Trận đó quân ta đại thắng. Về sau, sau khi lên ngôi, nhà vua đã đến ngôi đền tạ lễ và đề 2 câu thơ: "Long Đình tích hiển Tam Thai lĩnh/Mả thủy Thanh lai Bán nguyệt hồ".
Đến triều Lý, khi Lý Thái Tông còn là thái tử (Phật Mã), phụng mạng vua cha là Thái Tổ đem binh đi dẹp loạn ở phía Nam (1020), đến Trường Châu đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, Thái tử chợt thấy một dị nhân, thân cao 8 thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: "Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái tử sang đánh Phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc, lập chút công nhỏ". Thái tử vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh dậy luôn. Hôm sau tiến quân đến đất Chiêm, trận ấy quả nhiên đại thắng. Khi khải hoàn về qua Trường Châu, Thái tử bèn sai quân sửa sang lại miếu, lễ tạ, rồi xin rước thần vị về kinh đô lập đền thờ cạnh chùa Thánh Thọ, để làm vị thần giữ nước hộ dân.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Năm Mậu Thìn (1028) Tiên đế Lý Thái Tổ băng hà, thái tử Phật Mã lên ngôi, tức là Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Nhưng ba vương định làm phản cướp ngôi, vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ nói với vua về việc Ba vương: Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh sắp làm loạn, phải mau đem quân dẹp ngay. Tỉnh dậy vua liền sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiệm, cuộc biến đã được dẹp. Đến đây xuống chiếu giao cho Hữu ty tu sửa lại đền, vua phong cho thần là Minh chủ linh ứng chiêu cảm bảo hựu đại vương và tổ chức Hội thề trung hiếu cho các quan đại thần vào ngày 4 tháng 4 âm lịch.
Đến ngày đó, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo trước thần vị, đọc lời thề rằng: Làm con bất hiếu làm tôi bất trung xin thần minh giết chết. Các quan từ cửa Đông đi vào đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. Hội thề Trung hiếu ở đền Thần Đồng kéo dài sang đời nhà Trần, đến khi nhà Minh xâm lược nước ta mới ngừng hoạt động.
|
Trống đồng được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương. |
Giá trị của Thần Đồng trong truyền thống dân tộc
Thần Đồng, vị Thần linh thiêng có phép thần thông biến hóa phi thường, từng giúp tướng lĩnh và phò vua ở ngoài mặt trận, còn ở trong nội cung thần thường báo mộng cho nhà Vua biết để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước, cho nên TS Cao Huy Diệu (1) tiếm bình như sau:
Đại Vương lấy nghĩa danh thần non núi mà bẩm thụ sắc mệnh của Thượng Đế, uy đức lừng lẫy đã lâu trong trời đất, không cần đợi tới Thời Quân, Thế Chúa ca ngợi phong thưởng mới sáng tỏ sự linh dị đâu!
Duy có thương xót cõi đời chìm đắm, lo liệu bất minh, nếu cứ im lặng, không thèm chỉ cho đường mê, thì Thế Chúa trọn đời vẫn không tỉnh ngộ được. Cho nên thần hằng mượn giấc mộng để bảo lấy việc mở lối tự tâm. Đến khi ấy, Thế Chúa mới tôn đó, mới kính đó; mới lập đền thờ đó, và nhân đấy mà phong tặng cho nữa.
Trái lại, những vị danh thần đương ở trong nhân hoàn, có làng nào lại không thờ? Có người nào lại không lạy cầu và dĩnh lễ? Nhưng thần cứ một mực mịt mờ, lặng lẽ để hưởng suông hương lửa của nhân gian, mà họa phúc không nghe, có điều không báo ứng và chỉ chuyên trang sức bề ngoài, làm lâu đài cho tráng lệ, nghi trượng cho rõ ràng, rồi các ông nghồi bật ngửa đó, thực ra để mà làm chi vậy chứ.
Như vậy, thần Đồng Cổ Việt Nam là vị Thần Bảo quốc hộ dân, cho nên chỉ nước ta mới có đền thờ vị Thần này và cũng vì thế, mà chỉ ở nước ta mới có loại cổ vật nhỏ gọi là minh khí làm Bùa hộ mệnh đeo vào cổ, hoặc để đầu giường nằm.
Phải chăng, từ xa xưa thời văn minh Đông Sơn, vật linh này được phát tán hoặc chuyển mẫu sang đúc ở các nước Đ.N.Á cổ, làm vật "linh" để thờ cúng và "ấn tín" của các Tù trưởng đương thời của các vùng đó. L. Bezacier nhà bác hộc Pháp sách Lịch sử nghiên cứu trống đồng ở châu Âu (1972) cho rằng, các nước ở Đ.N.Á đều có đặt vật linh Thần Đồng (trống đồng) thờ chung với các vị thần trong các đền.
Hiện nay, Thần Đồng Ngọc Lũ phiên bản Nhà nước ta đã tặng cho Liên Hợp Quốc, còn trong nước tại phòng khánh tiết của Quốc hội đã đặt Thần Đồng Ngọc Lũ trên tượng Hồ Chủ tịch.
Phơ-rít He-gơ, nhà học giả Áo, cố vấn của trường Viễn đông Bác Cổ (EEEO) và Hội nghị Nghiên cứu về Viễn Đông lần thứ nhất ở Hà Nội (1932), trong công trình Những trống kim khí ở Đông Nam Á (1932): Khi đó, với 165 chiếc trống đồng ở các bảo tàng của châu Á, châu Âu và ở các sưu tập của tư gia, He-gơ đã khảo tả chi tiết về các yếu tố kết cấu hình dáng và vẽ lại hoa văn của từng chiếc trống. Trên cơ sở đó, ông phân trống đồng làm bốn loại, ký hiệu I, II, III, IV và ông coi trống đồng loại I ra đời đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.
Dương Đình Minh Sơn (Nhạc sĩ, Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc)