Khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng năm 2022: 3 quả na giá 159 triệu

Google News

Tại lễ khai mạc hội chợ Na Chi Lăng, Lạng Sơn năm 2022, Ban tổ chức bán đấu giá 3 quả na đặc biệt của huyện Chi Lăng với số tiền 159 triệu đồng.

Mới đây (ngày 9/9), UBND huyện Chi Lăng tổ chức khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022.
Khai mac Hoi cho Na Chi Lang nam 2022: 3 qua na gia 159 trieu
Khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng năm 2022. 
Hội chợ Na Chi Lăng năm 2022 là nơi quảng bá, giới thiệu các loại trái cây đặc sản và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Chi Lăng; là nơi tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân; giữ gìn và nâng cao thương hiệu; hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác đàu tư, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh…
Đồng thời là nơi giới thiệu các tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực theo hướng bền vững, thu hút du khách để phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn…
Hội chợ lần này có 20 gian hàng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với các sản phẩm na và nông đặc sản của huyện. 
Cũng tại lễ khai mạc hội chợ Na Chi Lăng, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng đã trao chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2022 cho 6 sản phẩm trên địa bàn huyện Chi Lăng; chứng nhận quả na đẹp chất lượng và vườn mẫu sản xuất na năm 2022 cũng như tiến hành bán đấu giá 3 quả na đặc biệt của huyện Chi Lăng với số tiền 159 triệu đồng để lấy số tiền này dành cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Khai mac Hoi cho Na Chi Lang nam 2022: 3 qua na gia 159 trieu-Hinh-2
 
Trong đó, quả na nữ hoàng được đấu giá 20 triệu đồng và chủ sở hữu quả na này là anh Hùng ở Bắc Ninh. Quả na bở được đấu giá 50 triệu đồng, chủ nhân của quả na này là anh Trung ở Hà Nội. Còn quả na dai được đấu giá 89 triệu đồng thuộc về chị Trang, người con ở Chi Lăng (Lạng Sơn). 3 quả na được đấu giá với tổng số tiền là 159 triệu đồng, toàn bộ số tiền này sẽ được trao cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Khai mac Hoi cho Na Chi Lang nam 2022: 3 qua na gia 159 trieu-Hinh-3
 
Chia sẻ về số tiền lớn để bỏ ra mua 3 qua na đặc biệt, chủ nhân của những quả na này không khỏi xúc động cho biết, họ muốn mang một phần công sức nhỏ bé của mình để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Anh Hoàng Văn Lâm, chủ vườn na tại xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cho biết, vườn na nhà anh trồng 3 loại na gồm: Na bở, na dai và na Hoàng Hậu. Trong đó, na Nữ Hoàng đã được anh trồng 5 năm, đây là loại na mới, có trọng lượng từ 0,9 đến 1,3kg. Quả na này được người dân đặt tên là na Nữ Hoàng, bởi quả to, mắt sáng, to, mịn, ít hạt. Giá thành bán ra từ 100 đến 150.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng được 2 xào na nữ hoàng/năm. Năm nay tôi thu được 160 triệu đồng tiền na nữ hoàng cũng mang về lợi nhuận kinh tế cao cho gia đình.
Khai mac Hoi cho Na Chi Lang nam 2022: 3 qua na gia 159 trieu-Hinh-4
 
Chị Hoàng Thị Thuỳ (ở Chi Lăng, Lạng Sơn) cho biết, gian hàng na của nhóm chị năm nay có quả na nữ hoàng “khủng” nhất của huyện. Quả na này nặng 1,7kg và sẽ được huyện mang đi đấu giá.
Khai mac Hoi cho Na Chi Lang nam 2022: 3 qua na gia 159 trieu-Hinh-5
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh cho biết, Hội chợ Na Chi Lăng là sự kiện hết sức ý nghĩa, quan trọng, nhằm quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm na và các nông sản đặc sản huyện Chi Lăng, tạo điều kiện phát triển nghề nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nông dân, góp phần phục hồi kinh tế tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Chi Lăng nói riêng sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
Hiện nay, diện tích na trên địa bàn huyện Chi Lăng ước đạt trên 2.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn, doanh thu ước đạt 700 tỷ đồng.
Hằng năm, nông dân Chi Lăng thu nhập từ quả na và cây ăn quả hơn 1.000 tỷ đồng. Thương hiệu “Na Chi Lăng” đã vinh dự được Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam vinh danh và trao cup vàng chứng nhận là thương hiệu nổi tiếng trong top 10 “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Qua đó đã tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới với nét đặc trưng riêng có của Chi Lăng.
Đức Thuận