Đừng để xử lý nồng độ cồn là phần ngọn

Google News

Theo TS Phạm Quang Long, việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn chỉ là phần ngọn. Quan trọng là mọi người ý thức được sự nguy hiểm của việc uống rượu bia mà vẫn lái xe.

Nhiều năm gần đây, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải, cũng như các cơ quan chức năng đưa ra những văn bản kiên quyết xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn, tạo cho người dân thói quen “uống rượu bia thì không lái xe”.
Mặc dù đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống người có nồng độ cồn điều khiển phương tiện giao thông, vẫn còn những nỗi lo về ý thức không chấp hành của một số trường hợp cố tình vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí vì rượu bia mà phải dính vào vòng lao lý.
Dung de xu ly nong do con la phan ngon
 Chốt kiểm tra nồng độ cồn.
Theo TS Phạm Quang Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn chỉ là phần ngọn, vì khi đó hành vi diễn ra rồi. Quan trọng nhất là phải làm thế nào để mọi người ý thức được sự nguy hiểm của việc uống rượu bia mà vẫn lái xe.
“Những năm qua, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tăng cường, triển khai mạnh mẽ, ý thức của nhiều người đã được nâng lên. Dù vậy, công việc này vẫn cần phải được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn, để suy nghĩ “đã uống không lái” thực sự trở thành văn hóa, nếp suy nghĩ đối với mỗi công dân”, TS Phạm Quang Long nói.
Ông Long nhấn mạnh, ngoài việc nghiên cứu bổ sung chế tài tăng nặng, cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu thêm việc đa dạng hóa hình thức xử phạt để tạo thêm sự răn đe.
“Dù ngành công an xử lý rất quyết liệt, vi phạm nồng độ cồn vẫn phổ biến. Riêng năm 2023, CSGT toàn quốc xử lý hơn 770.000 trường hợp vi phạm, trung bình mỗi ngày xử lý khoảng 2.100 trường hợp”, TS Phạm Quang Long dẫn chứng.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ăn trái cây lên men, uống thuốc siro có “dính” lỗi nồng độ cồn?
 
Thiên Tuấn