Theo Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, việc chốt giá điện dựa trên số công tơ điện hàng tháng, nếu thay đổi giá theo từng ngày sẽ gây ra sự phức tạp và khó kiểm soát. Trường hợp Nhà nước thay đổi thời gian điều chỉnh thì cũng nên thay đổi theo mức 6 tháng, 3 tháng và phải có thông báo trước để cân đối sản lượng cung cấp và tiêu thụ.
Chính phủ, Bộ Công Thương và ngành điện cần nghiên cứu kỹ việc thay đổi thời gian điều chỉnh giá, sao cho thuận lợi cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
|
GS.TS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam. |
Trước đó, trao đổi với báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 3/1, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã nhận được đề xuất tăng giá điện của EVN. Lý do là những tác động từ xung đột Nga - Ukraine, biến động tỷ giá, áp lực lạm phát tăng và chi phí sản xuất kinh doanh điện trên toàn cầu... làm giá điện tại nhiều quốc gia tăng vọt. Chính phủ nhiều nước phải tiết giảm điện luân phiên để tiết kiệm năng lượng.
Với Việt Nam, theo báo cáo của EVN, giá than nhập khẩu bình quân trong 10 tháng cung cấp cho các nhà máy điện tăng 150% so với cùng kỳ 2021. Giá than trộn của TKV và Công ty Than Đông Bắc cũng tăng hơn 50% so với đầu năm 2022, khiến chi phí sản xuất điện đã tăng cao.
Chính phủ đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu phương án đề xuất của EVN, xây dựng lộ trình tăng giá điện trên cơ sở cân nhắc kỹ các yếu tố như lạm phát và ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
>>>Mời độc giả xem thêm video Vì sao giá điện tăng?
Thiên Tuấn