Đó là những nhận định trong một bài phân tích mới đây của chuyên trang quân sự Sina có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Theo Sina, dù đang phát triển các tiêm kích J-11D nhưng Trung Quốc vẫn thấy rất cần thiết đặt mua các tiêm kích đa năng Su-35 từ Nga.
Tiêm kích đa năng J-11D, là một phiên bản nâng cấp của J-11B, vừa mới thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/4/2015. Trong khi đó, Trung Quốc đang rục rịch để nhận những chiếc máy bay đầu tiên trong lô 24 tiêm kích Su-35 đặt mua từ Nga.
|
Máy bay J-11D Trung Quốc mới bay thử nghiệm.
|
Theo một số nguồn tin, J-11D trang bị công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động. Đây là loại thiết bị đã được thử nghiệm trên máy bay J-10C. Máy bay J-11D còn trang bị cả cần tiếp nhiên liệu trên không và được thiết kế các giá treo ở đầu cánh khác với mẫu J-11 cơ bản và J-11B.
Các chuyên gia vũ khí tin rằng, thiết kế đó có thể dùng để mang tên lửa không đối không cơ động cao PL-10.
Đồng thời, J-11D còn cài đặt cả hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số hiện đại mới. Đây cũng được cho là điểm nâng cấp so với hệ thống của J-11B vốn có như của tiêm kích Su-27SK Nga.
Trang Sina cho rằng, cả J-11D và Su-35 đều rất quan trọng đối với Trung Quốc để duy trì sự hiện quân sự mạnh mẽ trong 3 vùng chiến lược quan trọng của nước này: biển Hoa Đông, Biển Đông và biên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các máy bay Trung Quốc phải đối mặt với các đối thủ mạnh khác như F-35, Su-30MKI.
|
Su-35 Nga tại một triển lãm hàng không Trung Quốc năm 2014.
|
Theo Sina, Su-35 sẽ là loại tiêm kích lấp chỗ trống cho Không quân Trung Quốc trước khi nước này có thể tung ra các chiến đấu cơ thế thế thứ 5. Đặc biệt, Su-35 có thể giúp Trung Quốc
đối kháng lại các tiêm kích F-35 của Nhật Bản, Su-30MKI và FGFA của Ấn Độ. Hơn nữa, ngay cả khi sản xuất J-11 với con số 2 chiếc/tháng thì vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Không chỉ thế, hiện vẫn chưa rõ liệu J-11 có đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm hay không.
Trong khi đó, Su-30MKI của Ấn Độ lại được đánh gía có độ linh hoạt và hiệu suất chiến đấu tốt hơn đáng kể so với J-11 ở khoảng cách chiến đấu ngắn, cũng như khả năng tác chiến tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Su-30MKI được thiết kế không chỉ nhằm tới đối kháng J-11D mà còn cả các tiêm kích J-10B, F-16 và J-11B trong Không quân Trung Quốc và Pakistan. Mặc dù đội quân hỗn hợp này có thể gây đe dọa với các tiêm kích Ấn Độ nhưng nếu đấu tay đôi thì rõ ràng Su-30MKI sẽ giành ưu thế hơn hẳn.
|
Su-30MKI của Ấn Độ phóng thử nghiệm tên lửa vào năm 2014.
|
Các nguồn tin cho hay trong năm 2014, Trung Quốc mới chỉ sản xuất được khoảng 10 chiếc J-11B/BS. Tốc độ như vậy rõ ràng là quá chậm dù vẫn còn khá hơn mẫu J-16 được rò rỉ cách đây 4 năm trước nhưng vẫn chưa đi vào sản xuất. Nếu J-11D là một phiên bản tiên tiến của J-11B thì dẫu sao nó vẫn là mẫu máy bay thuộc gia đình J-11 và vẫn không thể nào sánh được với các khả năng đa năng siêu cơ động của Su-35.
Điểm nổi bật nữa của tiêm kích Su-35, đó là máy bay này có thể mang theo 11.5 tấn nhiên liệu trong khi J-11D mới chỉ mang được 9 tấn nhiêu liệu. Điều đấy có nghĩa rằng, Su-35 sẽ phù hợp hơn với các nhiệm vụ tại Biển Đông. Không dừng lại như vậy, Su-35 có cấu trúc tiên tiến hơn cho phép nó phục vụ với tuổi thọ 6.000 giờ bày cùng với tải trọng cất cánh, bay, hạ cánh tối đa vượt trội hơn. Trong khi cấu trúc của J-11D vẫn còn bị giới hạn bởi cách thiết kế cho các J-11 gốc.
Trang Sina tin rằng, Su-35 còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Giá trị của Su-35 sẽ vượt trên cả ý nghĩa của một chiến đấu cơ thế hệ thứ tư. Đặc biệt khi Su-35 trang bị cả hệ thống radar mảng pha điện tử đa chế độ tiên tiến Irbis-E.
Ngoài ra, một lí do nữa mà Trung Quốc cần Su-35 vì nước này không thể nào đợi thêm 5-10 năm nữa để có được các máy bay thế hệ mới. Mua Su-35 sẽ tăng cường khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc và ít nhất nó có thể giúp không lực nước này đối diện với các máy bay F-35. Trong khi J-11D mới chỉ có tầm nhìn cho các đối thủ đang có ở hiện tại thì Su-35 còn có thể tạo ra cú hích cho việc Trung Quốc phát triển các tiêm kích đa năng trong tương lai.
Văn Biên