Kurganets-25 là dòng xe thiết giáp chiến đấu thế hệ được thiết kế để thay thế cho các xe BMP-2 và MT-LB trong các đơn vị cơ giới của Quân đội Nga. Cũng như người tiền nhiệm của mình, hai biến thể chính của Kurganets-25 sẽ có khả năng lội nước, và do đó sẽ có thể di chuyển nhanh mà không bị cản trở bởi sông ngòi.
|
Phiên bản xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25. |
Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định, loại xe chiến đấu bọc thép mới to lớn hơn khá nhiều so với những tiền bối của nó, chủ yếu là để gia tăng mức độ bảo vệ. Người Nga đã thiết kế hai biến thể Kurganets gồm: xe chiến đấu bộ binh (Object 695) và xe bọc thép chở quân (Object 693). Các xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 đang trải qua các thử nghiệm trong quân đội Nga, và dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt từ năm 2016.
Dưới đây là một số đánh giá về thiết kế hai biến thể Kurganets-25:
Biến thể xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 đều dùng chung thân, hệ thống treo và truyền động, cũng như động cơ diesel 800 mã lực cho phép di chuyển cả trên đất liền và dưới nước. Xích thép đã được độn thêm các miếng đệm cao su để bảo vệ mặt đường.
Cả hai xe có thể đạt tốc độ lên đến 80km/h trên mặt đất, và 10km/h khi bơi nước. Khi di chuyển trong nước các xe sẽ triển khai tấm chắn sóng và máy bơm nước.
|
Tháp pháo KBP EPOCH của xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 |
Sự khác biệt giữa hai phiên bản chính là tháp pháo và hệ thống phòng vệ chủ động. Lớp giáp dày bên ngoài được thiết kế để như một chiếc phao, vừa là giáp rỗng bảo vệ thân xe trong khi vẫn duy trì khả năng tác chiến đổ bộ.
Biến thể xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 được trang bị tháp pháo KBP EPOCH, loại vũ khí tiêu chuẩn trong hầu hết các loại xe chiến đấu bọc thép của Nga gần đây, như Armata T-15, Boomerang và Kurganets-25.
Tháp pháo tự động này lắp pháo 2A42 cỡ 30mm với 500 viên đạn, một súng máy đồng trục PKT 7,62mm, cũng bốn tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM, hai hệ thống trinh sát mục tiêu quang điện và dẫn đường tên lửa, một cột trinh sát khí tượng. Đây cũng là một phần của hệ thống cảm biến, phục vụ cho hệ thống phòng vệ chủ động “chế áp mềm”.
Thân xe cũng được gắn 16 ống phóng và 4 cảm biến của hệ thống “chế áp cứng” Afghanit. Một đèn chiếu sáng ở trên tháp pháo cũng có thể là một phần của hệ thống phòng vệ chủ động, dùng để chống lại tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ hai.
|
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25 nhìn từ bên sườn |
Các xe Kurganets-25 được trang bị các máy quay để bao quát 360 độ xung quanh xe. Một số máy quay được xếp chồng lên nhau để dễ dàng mở rộng trường nhìn. Số khác được đưa vào bên trong giáp để tăng khả năng bảo vệ. Ví dụ như các máy quay bên sườn xe sẽ đòi hỏi giáp phải có thiết kế đặc biệt để bảo đảm trường nhìn.
Không giống như các xe thiết giáp trước đây của Nga, Kurganets-25 sẽ thiếu đi các lỗ châu mai để bộ binh chiến đấu bên trong xe. Một phần của lí do này có thể là do hệ thống phòng vệ chủ động sẽ dễ dàng tự động đánh trả các mối đe dọa, bao gồm cả quân địch, hơn là các tay súng bộ binh trên xe. Thiết kế này cũng được sử dụng trên xe tăng Merkava Mk4 của Isarel.
Cả hai biến thể này đều có kíp lái 3 người. Trong khi khả năng chở quân, các xe chiến đấu bộ binh được thiết kế để chở theo 6 lính. Còn các xe bọc thép chở quân có thể chở được 8 lính.
|
Phiên bản xe bọc thép chở quân Kurganets-25 với trọng liên 12,7mm |
Phiên bản xe bọc thép chở quân sẽ trang bị một tháp pháo điều khiển từ xa nhỏ hơn, gắn trọng liên 12,7mm. Hệ thống phòng vệ chủ động về cơ bản giống như các xe chiến đấu bộ binh, nhưng sẽ không được trang bị các hệ thống nặng như Afghanit. Thay vào đó sẽ là các đèn hồng ngoại để chống lại tên lửa chống tăng có điều khiển, đồng thời để liên lạc với đội hình bộ binh hoặc các xe khác mà không cần dùng đến đài vô tuyến sóng ngắn. Nếu kết hợp với hệ thống cảnh báo laser trên xe, nó có thể bảo vệ khá tốt kíp chiến đấu khỏi các tên lửa chống tăng có điều khiển.
Thanh Hoa