Ngày 16/11 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội nghị tập huấn “Kỹ năng viết tin, bài trong báo chí hiện đại” cho phóng viên các cơ quan báo chí trong hệ thống do Nhà báo, giảng viên cao cấp Trần Đình Thảo – Nguyên PTBT Thường trực Tuần tin tức (TTXVN) trực tiếp giảng dạy.
|
Quang cảnh buổi tập huấn.
|
Tại hội nghị tấp huấn, Nhà báo, giảng viên cao cấp Trần Đình Thảo đã truyền đạt tới các phóng viên những kỹ năng cơ bản của tin bài trong báo chí hiện đại như: Quan niệm về tin, bài, Theo giảng viên Trần Đình Thảo, tin, bài trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật, mới xảy ra – đang xảy ra – mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi lại bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh…
|
Nhà báo, giảng viên cao cấp Trần Đình Thảo – Nguyên PTBT Thường trực Tuần tin tức (TTXVN)
|
Vì vậy, theo Nhà báo, giảng viên cao cấp Trần Đình Thảo tiêu chí viết tin, bài trong báo chí hiện đại phải đúng, phải đủ đã nêu ra, phải kịp thời vì bất kỳ tác phẩm báo chí nào, dù ngắn hay dài, đều có mục đích trả lời đúng, kịp thời những câu hỏi có liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người, tình huống, hoàn cảnh mà người viết muốn truyền đạt và người tiếp nhận (công chúng) muốn biết.
Đó là các câu hỏi 5W+1H:What? Who? Where? When? Why? How?
Đó là những câu hỏi cơ bản đối với tất cả các tác phẩm báo chí nói chung. Đối với tin – một thể loại báo chí ngắn gọn, cô đúc, súc tích, không rập khuôn, cứng nhắc, mà phải linh hoạt, chủ động tùy thuộc vào mức độ giá trị sự kiện hay ý đồ người viết, tòa soạn để trả lời các câu hỏi trên một cách hợp lý.
Yêu cầu đối với tin, bài trong báo chí hiện đại phải bảo đảm: Tính thời sự, Tính chính xác;Tính cụ thể; Tính trực tiếp; Tính công bằng và cân bằng; Tính rõ ràng; Tính chân thực;Tính trọn vẹn của vấn đề.
Cũng tại hội nghị tập huấn, Nhà báo, giảng viên cao cấp Trần Đình Thảo đã trình bày chi tiết các cấu trúc hay còn gọi là kỹ thuật viết tin, nhằm góp phần cho phóng viên viết tin hay và hấp dẫn. Theo giảng viên Trần Đình Thảo, tin cũng như các thể loại báo chí khác là khoa học và nghệ thuật viết về sự thật. Trong thực tế, cách viết tin rất đa dạng, phong phú, và linh hoạt, không có khuôn mẫu chung, lại càng không áp đặt cho một người viết, hay một cơ quan báo chí. Do vậy, mọi cấu trúc định ra trong mọi giáo trình chỉ có ý nghĩa tham khảo, còn việc vận dụng và sáng tạo là tùy thuộc vào kỹ năng tác nghiệp của từng nhà báo…