Đạt được thành tích trên, không thể thiếu sự đóng góp to lớn và hiệu quả của hàng trăm viện nghiên cứu, hàng ngàn các nhà khoa học là thành viên của Liên hiệp Hội thuộc tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau liên quan đến đời sống xã hội và phát triển đất nước.
Vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) ngày càng được khẳng định và được nhìn nhận rộng rãi từ các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý và các tầng lợp nhân dân.
|
Ông Đặng Huy Đông - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển - Liên hiệp Hội Việt Nam. |
Tuy nhiên, theo ông Đặng Huy Đông (Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển - Liên hiệp Hội Việt Nam) cái đúng kéo dài quá lâu cũng sẽ có thể trở thành cái sai. Từ lượng chuyển thành chất và từ chất chuyển thành lượng là một quy luật tiến hóa và phát triển của nhân loại. Phát triển đất nước phải thuận theo quy luật đó để luôn bám sát, tiệm cận với sự phát triển tiến bộ, trên thế giới. Liên hiệp Hội đã, đang và sẽ luôn luôn đóng vai trò quan trọng trên hành trình đó của đất nước.
Đất nước đã bước sang thời kỳ phát triển mới 2021-2030 với những khát vọng mới lớn lao như phấn đấu đưa đất nước trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2025 và trung bình cao vào năm 2030. Dù những mục tiêu này là ta tự đề ra để phấn đấu với chính ta, vượt lên chính mình, nhưng ngần ấy cũng là đầy thử thách phía trước.
Nếu xét trong tương quan với các quốc gia khác, họ không đứng yên tại chỗ chờ ta tiến kịp. Để đuổi kịp họ, buộc chúng ta không có cách nào khấc là phải đột phá về tư duy, đột phá về chính sách, đột phá về khoa học công nghệ và khoa học quản lý.
Cũng theo ông Đặng Huy Đông, muốn đột phá, phải bắt đầu tư nhận thức đúng về thế giới quanh ta. Thế giới chúng ta đang sống khác hẳn với những gì mà ngay cả các bậc tiền bối chỉ mới trước chúng ta 1-2 thế hệ, không phải từ dĩ vãng xa xôi, đã trải nghiệm, chứng kiến.
Nếu như thập kỳ đầu thế kỷ 21 mới được định danh là thế giới phẳng, vô cực thì một thế giới nhanh đã được hình thành từ giữa thập kỷ thứ hai và chỉ còn đúng một tuần nữa chúng ta bước qua thập niên thứ 3 của thế kỷ này, dự báo chúng ta sẽ còn chứng kiến một thế giới sẽ vận động với tốc độ nhanh hơn nhờ sự phát triển thần tốc của cuộc CM CN 4.0, đồng thời phân cực nhanh hơn do khoảng cách xuất phát của trình độ KHCN và chất lượng nguồn nhân lực giữa các quốc gia, các nền kinh tế khác nhau.
Trong thế giới đó, mọi chần chừ do dự, mọi bước đi sai lầm trong chính sách đều có thể đưa một đất nước phải trả giá bằng cả thập kỷ tụt lại dằng sau hoặc biến một quốc gia trở thành dân tộc nô dịch công nghệ - một thứ đô hộ kiểu mới trong một thế giới biên giới mềm.
Điều này đã và đang xảy ra, ngay trước mắt chúng ta mới đây thôi. Một chính sách mua sắm sai lầm do thiếu hay chậm thông tin cập nhật về thị trường công nghệ đã gây thiệt hại hàng tỷ đô-la cho nền kinh tế. Đó là một công nghệ, của một lĩnh vực. Dự liệu, có lĩnh vực có thể gây thiệt hại lên tới 100 tỷ đô la nếu lại một lần nữa lại sai lầm rồi đổ lỗi do thiếu hiểu biết, yếu kém hay do quá bận với các vụ việc hàng ngày.
Cứ mỗi lần như vậy, hết những Vinashin, dự án Julin của cuối thập kỷ đầu, rồi lại 12 dự án thua lỗ đắp chiếu của đầu thập kỷ thứ hai, không chỉ làm mất đi hàng chục tỷ đô-la mà còn đánh mất cả cơ hội phát triển của đất nước, kéo chậm lại hàng thập kỷ.
Trong thế giới đó, Ông Đặng Huy Đông cho rằng khoa học Công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò chủ đạo, sống còn. Hệ thống KHCN và đạo tạo nguồn nhân lực công lập là cần thiết và không thể thiếu của mọi quốc gia.
Trong bối cảnh, cơ quan hành pháp (Chính phủ) và cơ quan lập pháp (Quốc hội), luôn bận cuốn hút vào các công việc sự vụ hàng ngày và các đề tài dự án kế hoạch hàng năm, họ không còn thời gian để nghiên cứu sâu sắc, nắm bắt đầy đủ tình hình xu hướng tiến bộ cúa thế giới, việc thu hút sự tham gia của nguồn lực trí tuệ dồi dào trong trong xã hội, nằm ngoài khu vực công vào cho phát triển đất nước là hết sức cần thiết.
Nhưng cũng chính vì lực lượng này rất đông đảo, việc lắng nghe và tiếp thu tất cả hàng ngàn, hàng vạn đề xuất kiến nghị, trong hầu hết các vấn đề đặt ra đều có những quan điểm trái chiều, không thống nhất, là thách thức và không thể đối với chính quyền.
|
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân tôn vinh trí thức KH-CN tiêu biểu năm 2019.
|
Chính vì vậy, Liên hiệp Hội Việt Nam phải là bộ lọc tinh vi, chuẩn xác nhất, là nơi chứng cất cô đặc những kiến nghị đề xuất của hàng chục, hàng trăm thành viên thành những tinh chất tinh túy nhất tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong mọi vấn đề phát triển cúa đất nước
Liên hiệp Hội Việt Nam không chỉ dừng lại ở phản biện chính sách theo đơn đặt hàng của cơ quan quản lý, mà phải chủ động nghiên cứu, cập nhật tình hình xu thế của thế giới trong mọi lĩnh vực để tham mưu cho Đảng và Nhà nước tốt nhất.
Liên hiệp Hội Việt Nam là cầu nối, điểm kết tụ của các nguồn tri thức, khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong phát triển đất nước, đóng vai trò tốt nhất trong việc đưa ra đánh giá khoa học khách quan nhất để đưa ra phản biện về các luận điểm trái chiều, tránh cho cơ quan chính quyền phải đối đầu, hay sử dụng biện pháp hành chính là con dao hai lưỡi, dễ dẫn đến bị chụp mũ là áp đặt, mất dân chủ, mất tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Các quốc gia dân chủ đều quản lý đạo đức, liêm chính trong khoa học bằng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do các hội và hiệp hội đề ra để kiểm soát và kỷ luật các thành viên khoa học (tập thể và cá nhân).
Liên hiệp Hội Việt Nam hoàn toàn có thể làm việc đó tốt hơn chính quyền, hoặc làm cơ sở khoa học để chính quyền thực thi pháp luật với các tập thể, cá nhân vi phạm.
Có thể chúng đã và đang làm, nhưng cho rằng cần phải có cách làm mới, phù hợp với môi trường, với hệ sinh thái và với tình hình của một thế giới nhanh và cạnh tranh khốc liệt hơn như phân tích ở phần trên.
Cần xây dựng môi quan hệ đối tác tương hỗ, tin cậy và hiệu quả giữa Liên hiệp Hội Việt Nam với Đảng và Nhà nước. Một mặt chúng ta cần sự trân trọng, tiếp thu nghiêm túc của các cơ quan chính quyền đối với các sản phẩm tham mưu của các thành viên Vusta; mặt chúng ta cũng phải kỳ luật chặt chẽ trong thẩm định các đề án, đề tái, đề xuất, khuyến nghị gửi Đảng và Nhà nước. Không thể xuề xòa, đưa cả những “sản phầm” chưa “chín”, kém chất lượng kém lên Chính quyền.
Khi KH-CN là sống còn trong giai đoạn phát triển mới thì tham nhũng trong khoa học công nghệ có thể là tội đồ số một kéo đất nước thụt lùi hàng thập kỳ. Bới muốn bứt phá khỏi bẫy thu nhập trung bình thì mô hình kinh tế phải dựa trên các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất xám có giá trị gia tăng cao. Kéo dài Mô hình kinh tế thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên và thâm dụng vốn là đưa đất nước rơi vào vòng luẩn quẩn của bẫy thu nhập trung bình mãi mãi.
Vì vậy, Liên hiệp Hội Việt Nam phải đóng vai trò nhận diện, định hướng và dẫn dắt các hội thành viên hướng nghiên cứu KH-CN bám sát theo các nhiệm vụ, đề tài cụ thể nhằm năng cao giá trị nội địa trong từng mắt xích của chuỗi giá trị trong mỗi cụm liên kết ngành của từng sản phẩm, dịch vụ để nâng ccao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
>>> Mời các bạn xem thêm video: Đại hội toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Nguồn: Truyền hình Nhân Dân