|
Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Bà Nguyễn Thu Giang – Phó Viện trưởng Light, Trưởng ban điều hành Mnet cho biết an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, chính sách an sinh xã hội cần tập trung vào 4 nội dung chính như sau:
Tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.
Mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già.
Hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,...) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.
|
Bà Nguyễn Thu Giang – Phó Viện trưởng Light, Trưởng ban điều hành Mnet trình bày tại hội thảo. |
Theo bà Giang, an sinh xã hội cần có những thông điệp như đảm bảo tiếp cận y tế và an ninh thu nhập trước biến cố, rủi ro theo vòng đời (9 chế độ); An sinh xã hội là một quyền con người ; An sinh xã hội có nhiều cách tiếp cận phụ thuộc vào mục tiêu của từng quốc gia. Cần có sự chuẩn hoá về cách tiếp cận; 3 tiêu chuẩn đánh giá 1 hệ thống an sinh xã hội; Các tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội đặt ra các trách nhiệm và hướng dẫn việc thực hiện cho các quốc gia thành viên của ILO; Sàn an sinh xã hội là một tiêu chuẩn toàn cầu mới hướng đến bao phủ toàn dân và những nguyên tăc căn bản để thiết kế 1 hệ thống an sinh xã hội bền vững; Mở rộng an sinh xã hội – bao gồm mở rộng cả chiều ngang và chiều dọc; An sinh xã hội là một hình thức đầu tư thông minh.
Còn đối với ý kiến của ông Lưu Quang Tuấn – Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, an sinh xã hội đã góp phần hiện thực hóa quan điểm con người là trung tâm và không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển. Góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, gắn kết: quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và những người yếu thế được đảm bảo tốt hơn.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn cho biết, mức độ bao phủ chưa cao, phạm vi đối tượng thụ hưởng còn khiêm tốn, mức độ và chất lượng một số chế độ an sinh xã hội còn hạn chế như tỷ lệ lao động tham gia BHXH, BHTN (vấn đề khi rủi ro, khủng hoảng); Chênh lệch lương hưu giữa một số nhóm đối tượng; Chất lượng đào tạo nghề/tăng cường kỹ năng của chính sách BHTN; Dạy nghề cho lao động nông thôn; Giáo dục cơ bản, chăm sóc y tế… ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
|
Quang cảnh buổi hội thảo.
|
Theo HT/vusta