Theo trang mạng tin tức Khoa học Công nghệ và Quốc phòng Trung Quốc, gần đây tại Okinawa của Nhật Bản, các quan chức quốc phòng cấp cao Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự giúp năng lực đảm bảo an ninh và khả năng ứng phó thảm họa hàng hải .
Trong một tuyên bố của mình, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và ASEAN chỉ liên quan đến các thiết bị kỹ thuật và công nghệ thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống, nội dung chính của hợp tác sẽ tập trung vào thiết bị và công nghệ trên biển nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, ngoài ra còn tập trung vào các hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống thu thập và theo dõi thông tin.
|
Nhật Bản muốn xuất khẩu thủy phi cơ US-2 cho nhiều quốc gia, gồm cả khối ASEAN.
|
Điều này hoàn toàn phù hợp với phát biểu trước đó của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, “Nhật Bản hy vọng sẽ tăng cường hợp tác với các nước ASEAN tại các lĩnh vực có lợi ích chiến lược.
Trước đó, Nhật Bản đã ký kết một thỏa thuận tương tự với Anh, Australia và Pháp. Cách đây không lâu, Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản cũng vừa trình làng phiên bản xuất khẩu của máy bay vận tải quân sự C -2 tại triển lãm hàng không Singapore 2014, đồng thời tiết lộ rằng mẫu này (gọi là Type YCX) sẽ chủ yếu bán cho các nước khu vực châu Á -Thái Bình Dương nhằm phục vụ mục đích cứu trợ nhân đạo.
Kawasaki nhấn mạnh rằng, những mặt hàng này đều là thiết bị lưỡng dụng, do vậy không vi phạm vào “ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.
Tập đoàn công nghiệp Tân Minh Hòa của Nhật Bản cũng đang chào hàng Ấn Độ và Indonesia thủy phi cơ tìm kiếm cứu nạn US-2i của nước này.
“Điều này cho thấy Nhật Bản cố tình phớt lờ “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” của nước này, mục đích đẩy mạnh việc xuất khẩu vũ khí quân sự của mình, đồng thời mong muốn đạt được mục tiêu kiềm chế sức mạnh Hải quân Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á”, báo chí Trung Quốc cáo buộc.
Ánh Dương