Vào tháng 9/2013, Ủy ban Điều hành Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã loại Công ty Rosoboronexport Nga ra khỏi danh sách các nhà thầu cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tầm xa trong chương trình vũ trang T-LORAMIDS của nước này.
Trong dịp Hội trợ công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 12 (IDEF 2015) lần này có tới 700 công ty từ 46 quốc gia sẽ trưng bày các sản phẩm quốc phòng của mình. Trong đó riêng Thổ Nhĩ Kỳ (quốc gia thành viên NATO) có tới 265 công ty và Mỹ có 101 công ty, cùng với Đức, Anh và Pháp cũng có rất nhiều công ty tham gia.
|
Tổ hợp tên lửa phòng không Antey-2500 của Nga.
|
Đây cũng sẽ là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ có thêm lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc chọn mua các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Vì trong năm 2013 tuy tuyên bố nhà thầu Trung Quốc thắng trong chương trình T-LORAMIDS nhưng do áp lực của Mỹ và NATO nên Thổ Nhĩ Kỹ đã hoàn kí kết hợp đồng mua tên lửa FD-2000.
Đến tháng 9/2014, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn giải pháp đưa các tùy chọn hệ thống tên lửa phòng không gồm FD-2000 Trung Quốc ở vị trí số một, sau đó tới hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ và cuối cùng là hệ thống tên lửa SMART do Tập đoàn liên doanh Pháp-Italy Eurosam sản xuất. Còn tên lửa phòng không Antey-2500 của Nga lại đang được phân vân xem xét. Song quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Không nản lòng với thất bại trước đây, nhân IDEF 2015 được tổ chức tại Istanbul từ ngày 5/5-8/5, Tập đoàn Rotech cùng công ty con Rosoboronexport tiếp tục đem sản phẩm tên lửa Antey-2500 tới chào hàng. Người đứng đầu phái đoàn công nghiệp quốc phòng Nga tại IDEF 2015 Anatoly Aksyonov tin rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn mua Antey-2500 vẫn có những cơ hội.
Dự kiến phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng khi kết thúc đàm phán với các bên tham gia về vấn đề chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề quan trọng khác liên quan đến hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua 12 tổ hợp tên lửa trong giai đoạn đầu tiên của dự án với số tiền khoảng từ 3,5 tỷ USD đến 4 tỷ USD.
Văn Biên