Sau khi khôi phục lại hợp tác kỹ thuật quân sự với Iraq và Libya, Nga tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự với Ai Cập, nước này chuẩn bị mua lượng vũ khí trang bị trị giá hơn 4 tỷ USD.
Quy mô hợp tác về phương diện kỹ thuật quân sự giữa Nga và Ai Cập không phải là lớn, tổng kim ngạch hợp tác kỹ thuật quân sự từ năm 2005-2012 là 1,825 tỷ USD. Và đơn hàng mua bán quân sự trị giá 4 tỷ USD mà hai nước thảo luận trong chuyến thăm Ai Cập của Bộ trưởng quốc phòng Nga sẽ nâng cao định mức của Nga tại thị trường vũ khí Ai Cập.
|
Ảnh minh họa.
|
Nếu kế hoạch này có thể thực hiện, như vậy Nga sẽ nhảy lên vị trí số 1 tại thị trường nhập khẩu vũ khí Ai Cập. Vị trí số 1 hiện nay tại thị trường Ai Cập là Mỹ, trong kế hoạch nhập khẩu vũ khí trang bị từ năm 2013-2016, Mỹ dự kiến xuất khẩu vũ khí trị giá 4,1 tỷ USD sang Ai Cập; xếp thứ 2 là Tây Ban Nha, khoảng 300 triệu USD; xếp thứ 3 là Nga, với kim ngạch hợp đồng vũ khí là 108 triệu USD.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn rất khó nói nội dung cụ thể hợp đồng lớn trong tương lai của Ai Cập, nhưng có thể tiến hành suy đoán. Lục quân Ai Cập có vũ khí tương đối hiện đại, vấn đề chủ yếu là làm thế nào đổi mới trang thiết bị của Không quân và phòng không. Vì vậy nhiều khả năng là mua lượng lớn vũ khí phòng không tầm trung, tầm ngắn và máy bay chiến đấu. Có lẽ Ai Cập sẽ rất quan tâm đến trực thăng vũ trang, trực thăng đa năng (như Mi-35M, Mi-28, Mi-17 nâng cấp) và tiêm kích đa năng như MIG-29M, Su-30MK.
Đồng thời, Ai Cập có thể cũng rất quan tâm đến tàu chiến và trang thiết bị phòng thủ bờ biển, như tàu ngầm, tên lửa và pháo phòng không. Đơn hàng thứ nhất khẳng định sẽ có hệ thống phòng không và các máy bay trực thăng, nó là trang thiết bị quân sự cần thiết nhất hiện nay của Ai Cập.
Bằng Hữu