Tạp chí Seapower cho biết, căn cứ vào báo cáo “Phân tích kế hoạch đóng tàu Hải quân năm tài chính 2014” được ra trong tháng 10 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, Hải quân Mỹ bình quân mỗi năm sẽ cần phải chi ra 21 tỷ USD để triển khai kế hoạch đóng tàu chiến trong 30 năm tới, kinh phí trong những năm tới tăng gần 1/3, thấp hơn so với kế hoạch chi của năm 2013.
Mục tiêu cắt giảm số lượng tàu giai đoạn hiện tại của Hải quân Mỹ xuống còn 306 tàu, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu là 310-316 tàu. Hải quân Mỹ hiện có 285 chiến hạm các loại. Dự kiến năm 2014, Hải quân Mỹ có kế hoạch cắt giảm việc đóng 4 tàu chiến đấu ven bờ (LCS), thay vào đó là đóng thêm một tàu ngầm tấn công và một tàu đổ bộ.
|
Việc đóng tàu chiến của Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu tiền.
|
Cũng theo cơ quan này, mục tiêu của Hải quân Mỹ liên quan đến việc có 88 tàu chiến loại lớn vào năm 2030 khó có thể thực hiện, ngay cả khi thời gian phục vụ của mỗi tàu khu trục lên 40 năm. Hải quân còn có kế hoạch trong giai đoạn năm 2014-2043 thực hiện mua 266 chiến hạm, trong đó có 220 tàu chiến đấu và 46 tàu hỗ trợ tác chiến. Theo kế hoạch có 306 tàu chiến phải ngừng hoạt động vào trước năm 2037 sẽ không thể hoàn thành.
Trong báo cáo, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính chi phí để Hải quân Mỹ đóng tàu chiến mới trong kế hoạch năm 2014 là 76 tỷ USD, cao hơn so với chi phí dự kiến của hải quân là 15%. Ước tính chi phí mỗi giai đoạn của cơ quan này cao hơn so với tính toán thực mà hải quân đưa ra, kế hoạch 10 năm lần thứ nhất cao 6%, kế hoạch 10 năm tiếp theo cao 14%, kế hoạch 10 năm cuối cùng cao 26% thậm chí là hơn.
So với Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, Hải quân Mỹ dường như chưa xem xét đến tốc độ tăng trưởng của lao động và chi phí nguyên liệu của ngành đóng tàu luôn cao hơn so với sự tăng trưởng kinh tế. Điều này tạo ra một khoảng cách giữa hai định giá.
|
Mỹ đã phải cắt giảm số lượng tàu chiến đấu ven biển (LCS).
|
Cơ quan quản lý của quốc hội còn chỉ ra, kế hoạch đóng tàu Hải quân Mỹ không phụ thuộc vào yêu cầu giảm thâm hụt tự động trong phương án kiểm soát ngân sách năm 2011, vì vậy phân tích chi phí không liên quan đến vấn đề trần ngân sách.
Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra, kế hoạch giảm thâm hụt tự động năm 2013 đã yêu cầu hoãn kế hoạch đóng tàu Hải quân; kế hoạch giảm thâm hụt tự động năm 2014 có thể vẫn sẽ ngăn cản việc mua tàu khu trục thứ 3 trong kế hoạch năm 2013 của Hải quân Mỹ; chi phí của kế hoạch đóng tàu trong 30 năm tới sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu kinh phí.
Bằng Hữu