Iran "cấm tiệt" Pokemon Go
Hôm thứ Hai (9/8/2016), Iran đã ban hành một lệnh cấm trò chơi thực tế ảo Pokemon Go vì lo ngại đến vấn đề an ninh. Theo hãng thông tấn ISNA, ông Abolhasan Firouzabadi – người đứng đầu Hội đồng Tối cao về Không gian ảo Iran – cho biết các nhà cầm quyền lo ngại trò chơi này “không thích hợp” vì liên quan đến việc sử dụng các công nghệ định vụ thực tế ảo có thể biến thành các phần mềm gián điệp. Ông Firouzabadi cũng cho biết, bất cứ loại trò chơi hoặc ứng dụng dạng này đều cần sự cho phép của Bộ Văn hóa của đất nước Hồi giáo này.
Kể từ khi được ra mắt, người ta không thể chơi Pokemon Go khi ở Iran nếu như không dùng các phần mềm thay đổi VPN hoặc proxi do chính quyền nước này đã chặn trò chơi xâm nhập.
Tai nạn vì đi bắt Pokemon
Ra mắt được gần một tháng, Pokemon Go tạo ra không biết bao nhiêu những vụ tai nạn trên khắp thế giới. Tại Israel, một người đàn ông 35 tuổi đã được đưa đến bệnh viện hồi cuối tháng 7/2016 do mải mê bắt Pokemon mà không để ý đến cánh cửa kính đã bị nứt. Người này dẫm chân lên cửa khiến nó bị vỡ tan còn chân của anh ta bị gãy và bị thương nặng. Trước đó, một cô gái 15 tuổi người Israel đang đạp xe đạp nhưng vẫn say sưa bắt Pokemon đã gặp tai nạn trên đường, bị chấn thương sọ não.
|
Chiếc ô tô này đã đâm sầm vào lề đường do chủ nhân mải mê bắt Pokemon. Ảnh được chụp lại trên phố Mei Ling, Queenstown, Singapore. |
Mẹ của cô gái chia sẻ với báo chí cho biết, bà chỉ biết đến trò chơi này một ngày trước khi cô gái bị tai nạn. Bà nghĩ đó đơn giản chỉ là một trò chơi ứng dụng bắt đuổi con vật trong nhà hoặc ở sân vườn mà thôi. “Tôi đã không biết nó liên quan đến chuyện phải đi ra ngoài đường để đuổi theo những con vật ảo và gây nguy hiểm như vậy. Hy vọng sự việc với con gái tôi sẽ là người cuối cùng”, bà mẹ than thở. Bà cũng kêu gọi các bậc cha mẹ nên nói chuyện với con cái về sự nguy hiểm của trò chơi. “Nó có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong… Các phương tiện truyền thông và các tổ chức giáo dục nên khởi động một chiến dịch rộng rãi giải thích nguy cơ và cách để phòng tránh”, bà kết luận.
Không chỉ ở Israel, tại Australia, một người đàn ông đang lái ô tô trên đường đã đâm sầm chiếc xe của mình vào một trường học ở Melbourne chỉ vì đang cố đuổi theo một con vật ảo trong trò chơi Pokemon Go. Rất may thời điểm xảy ra vụ việc vào giờ tối nên không ai bị thương. Chính quyền khu vực này đã phải treo hơn 40 biển hiểu phát sáng để cảnh báo các lái xe không được bắt Pokemon khi lái xe.
Chia tay vì Pokemon Go
Tờ BuzzFeed mới đây có đăng tải một bài viết, trong đó tổng hợp các chia sẻ của người dùng Twitter về các mối quan hệ cá nhân bị đổ vỡ do liên quan đến việc chơi trò chơi thực tế ảo Pokemon Go.
Người dùng có biệt danh là Triscuit (@tristin) đăng tải tweet của mình: “Cảm ơn Pokemon Go vì đã lấy đi người yêu của tôi.
Người dùng Troy Young (@ItsTroyYoung) đăng tải: “Đời thực đây: Tôi mất bạn trai vì Pokemon Go”.
Người dùng Kasey (@kasermeister) đăng tải: “Bạn trai tôi đã tải Pokemon Go nên tôi đoán tôi sẽ không bao giờ thấy anh ấy nữa”.
Tốn tiền nhưng vô bổ
Những vụ tai nạn rõ ràng khiến người chơi Pokemon Go phải tốn kém cho những chi phí trời ơi đất hỡi. Bị tai nạn, bạn sẽ phải sửa chữa xe cộ, phải trả tiền cho bệnh viện, nhưng bạn cũng có thể bị phạt nặng. ở Australia, các cảnh sát ra thông báo cho biết, nếu như đang lái xe mà bắt Pokemon Go, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt lên đến 466 USD vì niềm đam mê vô bổ của mình.
Trong khi đó, ngôi sao Olympic môn thể dục dụng cụ người Nhật Kokei Uchimura chia sẻ với truyền thông trong nước rằng anh đã phải trả hóa đơn lên đến 5000 USD tiền data điện thoại vì chơi trò chơi đang gây ra cơn sốt trên toàn thế giới Pokemon Go.
Pokemon Go là phần mềm gián điệp
Không ít các phương tiện truyền thông thế giới đã cảnh báo về việc Pokemon Go có gắn các mã độc hoặc chính bản thân nó là phần mềm gián điệp của CIA. Báo Nga đưa tin cho rằng, trò chơi này là một trong những đề án của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng công nghệ trò chơi điện tử để do thám từng người, từng ngôi nhà, góc phố, và đặc biệt là các căn cứ quân sự và an ninh.
Chính phủ Nga đã cấm tất cả các nhân làm việc trong các cơ sở quốc phòng - an ninh tiếp cận trò chơi này bởi trong đó gắn phần mềm gián điệp đặc biệt của CIA để thu thập thông tin về những khu vực mà người chơi đi qua. Với “POKEMON GO”, toàn bộ thế giới này tự nhiên nắm dưới quyền kiểm soát của CIA, tương tự như hệ thống giám sát toàn cầu mà điệp viên Edward Snowden từng tiết lộ.
Tại Israel, các quân nhân cũng bị nghiêm cấm chơi Pokemon Go trong các doanh trại quân đội do lo ngại về khả năng tiết lộ các thông tin quân sự cũng như vị trí của căn cứ.
Pokemon Go theo dõi người dùng như thế nào?
Pokémon GO là gì? Đó là một tựa game tương tác ảo trên smartphone Android và iOS được phát triển bởi Niantic. Game cho phép người chơi bắt, huấn luyện và trao đổi các Pokémon ảo dựa trên thế giới thực.
Pokémon GO đã ra mắt tại Úc và New Zealand ngày 6/7 và tạo ra một cơn sốt trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Nhà phát triển của Pokemon Go là Công ty Niantic Labs, có nguồn gốc từ Google. Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành hiện tại của Niantic Labs là John Hanke. Ông cũng là người thành lập Keyhole, Inc – một công ty chuyên về các ứng dụng trực quan dữ liệu không gian đia lý, được Google mua lại vào năm 2004 và dựa vào phần mềm của công ty này để tạo ra Google-maps, Google Earth, Google-Streets. Tuy nhiên, trước đó năm 2003, quỹ đầu tư mạo hiểm của CIA In-Q-Tel đã đầu tư vào Keyhole.
Thông qua các ứng dụng trên rất nhiều vấn đề quan trọng đã được giải quyết: Bản đồ bề mặt Trái đất đã được cập nhật bao gồm đường xá, các cơ sở…. Google maps còn đo được chính xác khoảng cách giữa các địa điểm. Các loại xe chạy tự động (không người lái) có thể quan sát mọi làn đường thông qua phần mềm Google-Streets. Và một vấn đề nữa là làm thế nào để có thể quan sát được tận trong các tòa nhà, tầng hầm, các tuyến đường trồng cây xanh, doanh trại hay các văn phòng chính phủ…?
Khi bạn tải ứng dụng Game về máy và cung cấp những quyền tương ứng cho nó (như quyền truy nhập vào camera, microphone, GPS hay các thiết bị có đầu cắm như USB…), điện thoại của bạn sẽ ngay lập tức rung lên, thông báo phát hiện 3 Pokemon cơ bản của Game (3 loại Pokemon này xuất hiện ngay đầu Game và ở các vị trí rất gần nhau). Trò chơi sẽ yêu cầu người chơi kích hoạt camera để bắt chúng. Và khi đó hình ảnh về nơi bạn đang đứng bao gồm tọa độ và góc nghiêng từ điện thoại sẽ được chụp lại.
Bằng cách cài đặt Game bạn đã chấp nhận các điều khoản cung cấp thông tin của mình. Một ai đó sau khi chơi trò chơi điện tử “POKEMON GO” một thời gian, thì tất cả thông tin cá nhân của người đó như địa chỉ nhà ở, tình tình các thành viên trong gia đình, quang cảnh khu dân cư nơi sinh sống, cơ quan, đơn vị, số điện thoại di động và cố định, tài khoản ngân hàng v.v. đã được gửi về máy chủ do CIA kiểm soát.
Mời quý độc giả xem video Chuyện ăn mặc phản cảm của giới trẻ (nguồn Youtube):
Theo Infonet