Vì sao Mỹ tạo ra các nhóm khủng bố?
Người đứng đầu Viện nghiên cứu vì hòa bình và thịnh vượng Ron Paul, ông Daniel McAdams giải thích rằng chính Mỹ và các đồng minh của mình đã tạo ra nhóm khủng bố này.
Ông Daniel McAdams nói: “Chính Mỹ và những nước đồng mình đang chiến đấu chống lại IS hiện nay đã khai sinh, tài trợ và huấn luyện IS từ ban đầu. Vậy làm cách nào để vừa có thể ủng hộ và chống lại một tổ chức cùng một lúc? Ả Rập Xê Út và Qatar từng tham gia vào việc huấn luyện, tuyển mộ và cung cấp vũ khí cho tổ chức khủng bố này. Thật khó tin khi cũng chính những nước này đều muốn kết liễu nó”.
Từ đó ông Daniel McAdams phỏng đoán: “Ở một mức độ nào đó, cuộc chiến chống lại IS chỉ là tấm bình phong còn mục đích thật sự chính là việc lật đổ chính phủ của ông Bashar al-Assad, điều sẽ sớm xảy ra. Đây chính là điều mà những nỗ lực tấn công Syria của Mỹ nhắm đến. Nếu bạn còn nhớ khi Mỹ tiến hành những cuộc tấn công đó, các nước Ả Rập đã rất giận dữ và tuyên bố sẽ dừng hợp tác với Mỹ và một vài điều khác. Nhưng dường như giờ đây các nước Ả Rập cuối cùng đã hiểu rõ điều mình phải làm”.
Ông McAdams cũng cho biết chính những nước Ả Rập là kẻ giật dây và hỗ trợ tài chính cho chủ nghĩa khủng bố trong nhiều năm trở lại đây. Thực ra, Mỹ cũng lợi dụng những tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan từ những năm 1980, mà ví dụ điển hình là là cuộc chiến tại Afghanistan chống lại Liên Xô.
Ông nói: “Mỹ cũng thực hiện những chính sách tương tự trong lĩnh vực kinh tế, nói một cách đơn giản là: tìm những tên cực đoan hoang dã, trang bị vũ khí cho chúng và khiến chúng căm thù những kẻ mà bạn không ưa. Bất cứ người có lý trí nào khi nhìn vào đất nước
Syria đều thấy rằng chính phủ của ông Assad, vì bất cứ sai lầm nào, đang chiến đấu với IS trong nhiều năm và cả những nhóm cực đoan khác. Tại sao các nước chống lại IS lại không hợp tác với một nước như vậy”.
|
Cảnh hành quyết được IS tung lên mạng |
Ông McAdams cũng giải thích rằng sẽ không bao giờ giải quyết được một nhóm hay tổ chức như thế vì vẫn chưa hiểu rõ mục đích của chúng, “Mỹ không hiểu hay họ không chịu hiểu hay không muốn tin rằng mọi chuyện đều bắt nguồn từ chính sách can thiệp của họ trong khu vực. Không thể sử dụng thứ đã gây ra vấn đề, tiếp tục làm việc gây ra vấn đề và mong là sẽ giải quyết vấn đề bằng cách làm việc đó. Không hề có tổ chức IS hay Al-Qeada nào tồn tại tại Iraq hay Syria trước khi Mỹ tiến hành xâm lược và can thiệp sâu vào 2 nước này. Và bất kể
Mỹ có can thiệp sâu đến như thế nào trong tương lai thì cũng sẽ không giải quyết được vấn đề vì họ không nhìn vào nguyên do mà chỉ chú ý đến sự ảnh hưởng”.
Chiến tranh bắt nguồn từ sự dối trá
Ông McAdams cho biết chính quyền của ông
Obama tiến vào Iraq và Syria dựa trên sự dối trá. Các chính phủ gây chiến tranh đều dựa trên sự dối trá, họ phải đưa ra rất nhiều lời nói dối để khiến nhiều người ủng hộ quyết định của họ.
Trong trường hợp của Syria, những lời tuyên truyền của Mỹ trên cái gọi là tự do truyền thông thật đáng kinh ngạc, nó còn tệ hơn năm 2002 khi chính phủ lúc bấy giờ muốn tiến vào Iraq.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định những người duy nhất hưởng lợi từ cuộc chiến này là những người có liên quan tới tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ khi họ giờ đây có được món lợi từ trên trời rơi xuống. Bởi khi bạn nhìn vào những chuyên gia muốn kêu gọi chiến tranh, ví dụ điển hình là Viện Nghiên cứu chiến tranh, điều hành bởi Kimberly Kagan cùng nhiều chuyên gia khác – họ đều được tài trợ công khai từ các tổ hợp công nghiệp quân sự. Vậy là bạn có một tình trạng tại Iraq và Syria khi Mỹ sử dụng vũ khí của mình để phá hủy những vũ khí mà họ đã gửi đến đó từ trước, điều này giúp cho các tổ hợp công nghiệp quân sự có lợi gấp đôi.
|
Mỗi ngày Mỹ tốn hàng chục triệu dollar để ném bom IS |
Ông James Corbett, biên tập viên của trang The Corbett Report, một trang thông tin và tin tức độc lập hoạt động tại Osaka, Nhật Bản, cho rằng nguyên nhân chính của chuyện này chính là năng lượng, một yếu tố gây ra chiến tranh ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Ông nói: “Chúng ta nên chú ý tới những đường ống dẫn trong tương lai sẽ kết nối Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Đó sẽ là một phần quan trọng trong tiến trình khai thác khí đốt từ khu vực vịnh Ba Tư hoặc Ả Rập đến châu Âu… Hiển nhiên là có nhiều mối hiểm họa khác nhau tại Syria vào lúc này và lợi thế đang thuộc về phía Mỹ khi họ có vẻ như đã đạt được điều mà mình muốn hồi năm ngoái”.
Ông James Corbett còn bổ sung rằng: “Tại thời điểm này, Mỹ hiểu rằng họ càng giữ được cái gọi là đồng minh tự nguyện lâu dài, họ càng có khả năng làm những việc trong hiện tại và cả khả năng về địa chính trị, qua đó nắm được chính quyền”.
|
Mục đích sau cùng của chiến tranh chính là dầu mỏ |
Cuối cùng, ông Daniel McAdams khẳng định Mỹ tự xem mình là một đế quốc toàn cầu. Họ tin rằng mình cần phải kiểm soát mọi việc diễn ra trên thế giới và ngăn chặn sự phát triển của bất cứ đối thủ tiềm tàng nào ảnh hưởng đến quyền lực trên toàn thế giới của họ. Tuy nhiên rồi chuyện này cũng sẽ kết thúc, một đế chế tài chính như vậy không thể tồn tại quá lâu , điều này đã được lịch sử chứng minh”.
Phong Đức