Đó là tiết lộ của Global Times (Hoàn cầu thời báo), một phụ trương của Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc.
|
Một trong những phác thảo về tàu sân bay nội địa của Trung Quốc.
|
Trong những năm 1980, Đô đốc Lưu Hỏa Thanh, cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc (PLAN), từng tuyên bố đến năm 2020, Trung Quốc cần bốn
tàu sân bay để kiểm soát các vùng biển giữa quần đảo Bonin, Guam và Indonesia vốn tạo nên “chuỗi đảo Thái Bình Dương thứ hai”.
Hải quân Trung Quốc đã đưa tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – vào biên chế trong năm 2012. Con tàu này được cải tạo từ tàu Varyag (một loại tàu sân bay thời Liên Xô cũ mua từ Ukraine) và được cho là khuôn mẫu để đóng các tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Một nguồn tin từ Bắc Kinh nói rằng các tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc có thể sẽ được triển khai tới căn cứ hải quân tại Sanya. Mỗi chiếc tàu sân bay nội địa này được thiết kế để có thể mang theo 30 máy bay chiến đấu J-15. Một chiếc đang được đóng tại Đại Liên (Liêu Ninh), còn chiếc kia được đóng ở Thượng Hải. Tàu sân bay nội địa được đóng ở Đại Liên sẽ có một hệ thống phóng máy bay điện từ tương tự như tàu sân bay USS Ronald Reagan. Các nguồn tin cho biết sự xuất hiện của hai tàu sân bay nội địa mới sẽ được tiết lộ trước khi kết thúc năm nay.
Với khả năng chứa hai tàu sân bay và hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, quân cảng Sanya ở tỉnh đảo Hải Nam sẽ trở thành một trong những căn cứ hải quân quan trọng nhất của Trung Quốc. Nó đóng vai trò bệ phóng để Hải quân Trung Quốc thực hiện ý đồ khống chế Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang tranh chấp lãnh thổ với một số nước khác, chủ yếu là Philippines và Việt Nam.
Minh Châu (Theo WCT)