Hệ thống tài chính Nga đang trong giai đoạn hỗn loạn khi các nhà đầu tư và người dân mất dần niềm tin vào đồng Rúp. Cụ thể, đồng USD đã tăng 3,91 lên mức 71,41 Rúp đổi lấy 1 USD trong phiên giao dịch đầu buổi ngày 17/12. Cùng thời điểm đó, thị trường chứng khoán tăng 1,7%.
|
Ảnh minh họa.
|
Đồng nội tệ Nga liên tục hỗn loạn sau khi Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) ngừng áp dụng các chính sách kiểm soát bấy lâu này và để đồng Rúp thả nổi theo thị trường. Tuần qua, đồng RUB đã về mức chạm đáy như tình huống hồi khủng hoảng tài chính năm 2008.
Vào ngày 16/12, đồng RUB liên tục mất giá khi 1 USD đổi được hơn 80 RUB. Trong khi đó, hơn 100 RUB mới đổi lấy được 1 EUR (Euro). Vào cuối phiên giao dịch ngày hôm đó, tỷ giá này lần lượt giảm xuống còn 68 và 85 RUB.
Trong nỗ lực ngăn đồng RUB tiếp tục tụt dốc, CRB đã tăng
lãi suất cơ bản nhiều lần trong vài tháng qua. Hồi tháng 3/2014, lãi suất tiền gửi bằng đồng RUB ở mức 5-6%. Tuy nhiên, vào tối ngày 15/12, mức lãi suất này tăng lên 17%.
Trong khi đó, CRB vẫn kiên quyết không áp dụng các chính sách thắt chặt tiền tệ như can thiệp vào thị trường hay buộc các công ty xuất khẩu bán một phần lợi nhuận của họ trên thị trường.
Bộ trưởng Kinh tế Nga, ông Aleksey Ulyukaev, người đã tham gia cuộc họp khẩn cấp với các thành viên chính phủ và quan chức ngành ngân hàng vào tối ngày 16/12, khẳng định, các biện pháp trên “đã không được đưa ra thảo luận”.
Chính phủ Nga hi vọng, đồng RUB đang bị định giá thấp và sẽ sớm phục hồi ngay khi làn sóng mua ngoại tệ hạ nhiệt và các công ty bắt đầu bán lượng ngoại tệ họ đang nắm trong tay để chi trả các khoản thuế vào cuối tháng này.
Sự suy yếu của đồng RUB là hệ quả của một loạt các yếu tố, bao gồm giá dầu giảm, các tác động do lệnh trừng phạt của phương Tây lên Moscow vì khủng hoảng
Ukraine và sự mất niềm tin của các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường liên tục bất ổn.
Thanh Nga (theo RT)