Theo nhà phân tích Vladimir Shcherbakov, hiện nay, khi mà bán đảo Crimea đã sát nhập và trở thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga, thì việc bảo vệ vùng đất “máu thịt” này cũng như toàn bộ khu vực đảm trách của Hạm đội Biển Đen là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với an ninh quốc gia Nga.
Do vậy, Hải quân Nga cần có một hệ thống phòng thủ bờ biển tích hợp hiện đại và cơ động để triển khai dọc khu vực bờ Biển Đen, mục đích nhằm duy trì đủ khả năng ngăn chặn và đáp trả mọi đòn tấn công của đối phương.
|
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tích hợp Bastion của Nga.
|
Và với những tính năng đã được kiểm chứng, tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P là sự lựa chọn phù hợp nhất cho kế hoạch phòng thủ chiến lược này của Nga.
Cũng theo Vladimir Shcherbakov, tổ hợp tên lửa Bastion-P được giới chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ bờ biển tốt nhất trên thế giới hiện nay và chỉ có 3 quốc gia đang sở hữu loại tên lửa này là Nga, Syria và Việt Nam.
Tổ hợp Bastion có thể tồn tại trước một cuộc không kích quy lớn và hiện đại, hoặc thậm chí là một cuộc tấn công hạt nhân từ phía đối phương.
|
Tổ hợp Bastion có thể được bố trí trong các trận địa ngầm.
|
Được biết, từ xưa đến nay Nga luôn là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển. Lịch sử đã chứng minh, từ những năm cuối thập niên 1950, Liên Xô đã rất quan tâm tới việc phát triển các hệ thống phòng thủ bờ biển và tổ hợp phòng thủ đầu tiên của Liên Xô bao gồm các tên lửa hành trình, khi đó được Liên Xô gọi là “bom bay” với tầm bắn dao động từ 15 đến 95 km.
Cho đến năm 1972, quốc gia này tiếp tục phát triển và sử dụng tên lửa hành trình chống hạm P-35B với tầm bắn tối đa 300 km, và một phiên bản sửa đổi với tầm bắn lên tới 460 km.
|
Hệ thống phòng thủ Bastion có thể coi là lựa chọn phù hợp cho chiến lược phòng thủ bờ biển của Nga. |
Theo Vladimir Shcherbakov, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P có thể tồn tại trước một cuộc không kích quy lớn và hiện đại, hoặc thậm chí là một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Nga. Tất cả các hệ thống có thể được đặt trong trận địa ngầm dưới lòng đất và được bảo vệ tốt mà không cần phải thay thế hoặc bảo dưỡng trong khoảng 10 năm.
Đạn tên lửa Bastion-P có thể phá hủy các mục tiêu mặt nước hoặc mục tiêu trên bờ với cự li gần nhất là 300 km. Các tên lửa có thể hành trình và tấn công với các quỹ đạo khác nhau nhằm tránh radar cũng như các hệ thống phòng không của đối phương.
Ngoài ra, theo Vladimir Shcherbakov, các hệ thống Bastion với khoảng 36 tên lửa có thể bảo vệ cho ít nhất 600 km bờ biển và có khả năng phá hủy các mục tiêu đối phương tiếp cận từ hướng biển.
Hoàng Ngân