[e-Magazine] Máy bay đa trục không đuôi X-44 MANTA, giấc mơ dang dở của Mỹ

X-44 MANTA, dự án máy bay chiến đấu không đuôi của Lockheed Martin, từng là niềm hy vọng lớn trong việc thử nghiệm khả năng kiểm soát hoàn toàn các trục yaw, pitch và roll mà không cần đến bề mặt điều khiển đuôi.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My
Lockheed Martin X-44 MANTA, hay còn gọi là "Máy bay đa trục không đuôi" từng là một dự án tiêm kích tàng hình mang tính đột phá do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Không quân Mỹ phát triển vào năm 1999.
Mẫu máy bay này được hình dung như một chiến đấu cơ không đuôi, dựa trên thiết kế F-22, nhưng nâng cấp với động cơ vector lực đẩy, nhằm cải thiện khả năng tàng hình và tính linh hoạt.
Mặc dù được đánh giá cao về tiềm năng, chương trình phát triển X-44 MANTA đã bị hủy bỏ vào năm 2000 do ngân sách quốc phòng giảm sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, ý tưởng của X-44 đã góp phần đặt nền móng cho các chương trình thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo của Mỹ, đặc biệt là Chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 của Mỹ (NGAD) đang được phát triển.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-2
Tên gọi "MANTA" gợi nhắc đến loài cá đuối khổng lồ đại dương, và đúng như vậy, X-44 cũng mang theo kỳ vọng có thể thống trị bầu trời.
Dự án bắt đầu từ năm 1999, dưới sự hợp tác của NASA và Không quân Mỹ, và nếu được triển khai, nó sẽ do Skunk Works - bộ phận huyền thoại của Lockheed Martin, từng chịu trách nhiệm sản xuất các chiến đấu cơ lừng danh như U-2 và SR-71 Blackbird - phát triển.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-3
Rất tiếc, chương trình MANTA chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, ngay cả khi NASA và Không quân Mỹ đều nhận thấy những hứa hẹn nhất định đối với thiết kế mới này. Đến năm 2000, chương trình đã kết thúc hoàn toàn và chỉ có một nguyên mẫu duy nhất được chế tạo. Thời điểm đó, ngân sách quốc phòng Mỹ bị cắt giảm mạnh sau Chiến tranh Lạnh.
Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 xảy ra cũng dẫn đến tăng chi tiêu quốc phòng. Nếu được triển khai, X-44 có thể đã trở thành một "kỳ quan" của Không quân Mỹ.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-4
X-44 MANTA được đánh giá là một thiết kế tuyệt vời với những tính năng tích cực. X-44 MANTA được thiết kế loại bỏ hoàn toàn phần đuôi, phần cấu trúc làm tăng mức độ dễ phát hiện trên radar, giúp cải thiện khả năng tàng hình.
Đặc biệt, MANTA sử dụng động cơ vector lực đẩy, giúp máy bay vừa giảm tín hiệu radar, vừa tăng tính linh hoạt trong chiến đấu, thậm chí còn vượt trội hơn so với người anh em F-22 của mình. Hệ thống vũ khí của X-44 bao gồm pháo 20mm, hai tên lửa AIM-9 Sidewinder, và hai bom thông minh GBU-32 nặng 450kg.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-5
X-44 cũng mang lại một số lợi thế khác, như giúp giảm tín hiệu radar do không có đuôi và bộ ổn định dọc. Nó có dung tích nhiên liệu lớn hơn F-22 do thiết kế cánh lớn hơn và giảm được độ phức tạp về mặt cơ khí, đồng thời mang được tải trọng vũ khí lớn hơn.
Do X-44 không có đuôi nên phi công sẽ phải dựa vào lực đẩy vector để điều chỉnh một số tính năng hoạt động của máy bay. Thiết kế này có thể mang tới một chiếc máy bay cực kỳ cơ động nhưng cũng có thể là một chiếc phi cơ khó điều khiển. Chỉ có những phi công Không quân giàu kinh nghiệm nhất mới có cơ hội ngồi vào vị trí lái.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-6
Dù không bao giờ được chế tạo, X-44 vẫn để lại dấu ấn trong lịch sử hàng không quân sự. Giới chuyên gia quân sự dự đoán, nhiều khả năng ý tưởng thiết kế không đuôi và công nghệ tiên tiến của MANTA đang được áp dụng trong các dự án thuộc NGAD, mặc dù chương trình này cũng đang gặp phải nhiều thách thức về chi phí.
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-7
NGAD được dự đoán sẽ có thiết kế không đuôi để giảm tín hiệu phản xạ radar. Không quân Mỹ dường như đã chế tạo một mẫu thử nghiệm của NGAD và đưa nó vào bay thử nghiệm. Hải quân Mỹ cũng có Chương trình NGAD của riêng mình để thay thế các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, đang tạm được gọi là F/A-XX. Nguồn vốn cho dự án này đã được phân bổ trong đề xuất ngân sách mới nhất của Lầu Năm Góc.
Liệu một ngày nào đó, một thiết kế giống X-44 sẽ tái xuất hiện để thống trị bầu trời? Hay nó sẽ mãi mãi chỉ là một giấc mơ dang dở, một "cái bóng" của những gì ngành hàng không quân sự có thể đạt tới?
[e-Magazine] May bay da truc khong duoi X-44 MANTA, giac mo dang do cua My-Hinh-8

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu