|
Hệ thống phòng không S-350 Vityaz của Nga. Nguồn Topwar. |
Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, quân đội Ukraine gần như đã thực hiện thành công một cuộc tấn công bí mật, bất ngờ nhằm vào thủ đô Moscow. Nhưng may mắn thay, kế hoạch của Kiev đã không thành công.
Trong chiến dịch này, một máy bay không người lái Tu-141 đã thực hiện chuyến bay tầm xa từ lãnh thổ Ukraine và đã bay vào vùng trời cách Moskva chưa đầy 200 km.
Bị đe dọa trực tiếp bởi các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine, quân đội Nga đã nhanh chóng tăng cường các hành động phòng không tại thủ đô Moskva, nhằm chống lại các vật thể bay. Ví dụ, họ đã bố trí tên lửa phòng không S-350 tại tòa nhà Bộ Quốc phòng Nga.
Trên thực tế, Nga, một cường quốc quân sự, luôn đặt việc bảo vệ thủ đô Moscow lên hàng đầu. Trên cơ sở đó, họ đã xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, dựa trên hệ thống tên lửa phòng không dòng S. Theo tạp chí Military, hệ thống phòng không này chủ yếu bao gồm các tên lửa phòng không tầm xa S-300, S-400 và S-500.
|
Hệ thống phòng không S-350 Vityaz của Nga. Nguồn Topwar. |
Để phá vỡ hệ thống phòng thủ của Liên Xô, quân đội Mỹ trong những năm đầu đã trang bị loại tên lửa hành trình cơ động và linh hoạt, có ưu điểm là có thể bay ở độ cao thấp; tiêu biểu là tên lửa hành trình Tomahawk.
Trước mối đe dọa từ đối thủ, Liên Xô không muốn nhận thất bại nên đã nghiên cứu phát triển hệ thống tên lửa phòng không S-300. Trong một thời gian dài, S-300 thực tế không phải là một mẫu tên lửa duy nhất mà có hàng loạt tên lửa với các tính năng khác nhau, có thể phóng cùng trong một hệ thống.
Ngay từ năm 1967, Liên Xô lần đầu tiên phát triển dòng S-300P và liên tiếp phóng nhiều loại tên lửa. Bắt đầu từ loại bán cơ động ban đầu, hệ thống dần được nâng cấp lên loại cơ động.
|
Hệ thống phòng không S-350 Vityaz của Nga. Nguồn Topwar. |
Các mẫu này có thể phóng các loại tên lửa với tính năng khác nhau như 5V55K, 5V55R, 5V55RUD, 48N6E, 48N6E2, 9M96E2... Các tên lửa như 5V55K không thể đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Vào thập niên 1970, Liên Xô bắt đầu phát triển dòng tên lửa S-300V và lần lượt cho ra đời 2 mẫu khác nhau là 9M82 và 9M83. Hai tên lửa này được thiết kế cho các mục tiêu khác nhau, với phạm vi tấn công tối đa từ 13 km đến 100 km.
Ngoài ra, còn có hệ thống tên lửa S-300F được thiết kế đặc biệt cho Hải quân. Do hệ thống được phóng các loại tên lửa khác nhau, nên tầm bắn cũng khác nhau; và nó đã trở thành cấu hình tiêu chuẩn của các tàu tuần dương lớp Slava của Hải quân Liên Xô.
|
Hệ thống phòng không S-350 Vityaz của Nga. Nguồn Topwar. |
Trên cơ sở dòng S-300, Nga đã tạo ra tên lửa phòng không S-400. Sê-ri được phát triển bởi Cục thiết kế trung tâm "Diamond" và có lợi thế về công nghệ, bao gồm cả thiết kế trên hệ thống máy tính tiên tiến.
Được biết, S-400 chủ yếu được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu như tên lửa hành trình, với khoảng cách đánh chặn tối đa lên tới 400 km.
Sê-ri này có khả năng tương thích mạnh mẽ và có thể phóng các loại tên lửa khác nhau; tạo thành một hệ thống phòng không có thể đánh chặn từ xa đến gần. Điều đặc biệt đáng chú ý là S-400 được trang bị radar mảng pha tiên tiến với hiệu suất chống nhiễu điện tử cao.
Do hiệu suất toàn diện tốt, S-400 đã trở thành một mặt hàng “hot” trên thị trường vũ khí quốc tế. Đến nay ngoài Nga, đã có Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng của loại tên lửa này.
Tiến Minh (theo Sina, Military)