Con quái vật Lockheed SR-71 Blackbird đã từng là một tuyệt phẩm của Không quân Mỹ. Một thời gian dài khi đưa vào sử dụng, SR-71 đã bay lượn trên bầu trời Liên Xô trước sự bất lực của lực lượng phòng không của Moscow khi mà mọi loại máy bay và tên lửa của Liên Xô đều không thể với tới độ cao lẫn tốc độ của SR-71.
Sau khi MiG-31 ra đời, SR-71 đã có đối thủ đánh chặn đúng tầm. Do được thiết kế tối ưu hoá ưu thế về tốc độ nên SR-71 hoàn toàn không có khả năng không chiến. Kết quả SR-71 bỏ dở sự nghiệp của mình trong Không quân Mỹ và đầu quân sang NASA, tiếp tục hoạt động trong các nhiệm vụ nghiên cứu và bay huấn luyện mãi tới năm 1999 mới chính thức về hưu.
|
Ảnh minh hoạ. Nguồn: BI.
|
Về mặt lý thuyết, các máy bay do thám dạng tương tự như siêu cơ SR-71 ngày nay có vẻ khá thừa thãi, khi mà vệ tinh nhân tạo và máy bay không người lái cũng có thể do thám lãnh thổ của đối phương và ít bị phát hiện hơn nhiều. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh có chất lượng quá thấp còn máy bay do thám lại chưa đủ khả năng trinh sát chiến lược trong thời điểm hiện tại. Vậy nên, khoảng trống đó vẫn yêu cầu một loại máy bay tương tự với SR-71 nhưng phải hiện đại hơn nữa. Lockheed đặt tên cho nó là SR-72.
SR-72, ra đời cách SR-71 khoảng nửa thế kỷ nên chắc chắn sẽ hiện đại hơn, ứng dụng nhiều công nghệ mới hơn nhưng quan trọng nhất, nó còn nhanh hơn cả người tiền nhiệm của mình.
Công nghệ chế tạo phương tiện siêu siêu thanh cũng được ứng dụng vào siêu cơ SR-72. Về mặt lý thuyết, phương tiện siêu siêu thanh hay Falcon HTV-2 sẽ có khả năng di chuyển với tốc độ trung bình Mach 6 và tối đa lên tới... Mach 20 - đây là tốc độ mà chưa từng có một vật thể bay nhân tạo nào đạt được.
Theo thông tin được đăng tải trên trang Popular Machanics, SR-72 sẽ khác biệt so với SR-71 ở điểm nó sẽ mang được vũ khí và có thể tham gia nhiệm vụ tấn công hoặc tự vệ khi cần. Loại vũ khí mà SR-72 mang theo hiện tại vẫn chưa được công bố, tuy nhiên rất có thể loại vũ khí đó sẽ là thứ vũ khí mới, chưa từng được biết tới trước đây.
Một điểm quan trọng nhất nữa, SR-72 có thể sẽ là máy bay không người lái - điều này khiến cho các phi công điều khiển SR-72 có thể sẽ yên tâm hơn, không phải lo sợ việc bị đối phương bắn hạ bất thình lình như những người tiền nhiệm của mình đã từng ngồi trên chiếc SR-71.
Mời độc giả xem Video: SR-71 Blackbird chính là lý do MiG-31 ra đời.
Tuấn Anh