Đức hiện đã công khai kế hoạch nhập khẩu tiêm kích tàng hình F-35. Thông báo được đưa ra hồi tháng 3 vừa qua, và mẫu tiêm kích Mỹ được dự kiến sẽ thay thế tiêm kích Typhoon mà Đức đang sản xuất và sử dụng. Đồng thời, Berlin cũng tuyên bố đầu tư 133 tỷ USD cho hiện đại hóa quân sự.
|
Tiêm kích F-35 phiên bản F-35B. Ảnh: LockheedMartin.
|
Tới nay, quyết định trên được Đức coi là một sai lầm. Ý kiến này không nhận được sự bằng lòng của người dân hay chính phủ, mà được đưa ra bởi ngành quân sự Đức và Hiệp hội Ngành Hàng không Đức (BDLI).
Đức đã ký kết một hợp đồng với Mỹ, quy định rằng các công ty Đức sẽ không được tham gia bảo dưỡng, nâng cấp hay sửa chữa các tiêm kích F-35. Tất cả chi phí sẽ được trả cho Mỹ, và một số nước Châu Âu sẽ thực hiện các dịch vụ trên.
BDLI còn đưa ra bằng chứng rằng các thương vụ nhập khẩu F-35 gần đây của một số nước Châu Âu khác vẫn được sử dụng dịch vụ bảo dưỡng nội địa. Ngay cả Thụy Sĩ, vốn nổi tiếng với lập trường trung lập quân sự, cũng sẵn sàng chi 3 tỷ USD cho các hợp đồng bảo dưỡng nội địa.
Các điều khoản kể trên được coi là một đòn giáng vào ngành quân sự Đức. BDLI thậm chí còn chỉ trích quyết định của chính phủ Đức, cho rằng họ còn không cân nhắc lực chọn cho phép các đơn vị quân sự nội địa tham gia.
Airbus, một trong các đơn vị hàng không lớn nhất thế giới đã đưa ra ý kiến phản đối điều khoản này. Theo ông Wolfgang Schöder, Giám đốc Điều hành Airbus Helicopters, quyết định này không chỉ đe dọa ngành quân sự nội địa, mà còn ảnh hưởng tới các công nghệ được phát triển nội bộ trong các thập kỷ gần đây.
Ông Schöder đưa ra thông báo trên trong bối cảnh Đức đang sẵn sàng chi trả hơn 16 tỷ USD nhằm sở hữu tiêm kích F-35 và trực thăng CH-47F Chinook.
Các chỉ trích trên, dù nặng nề nhưng theo một số chuyên gia quân sự, là hoàn toàn xứng đáng. Theo đó, BDLI, cùng toàn bộ ngành quân sự Đức, cho rằng vấn đề không chỉ đơn giản là cung cấp dịch vụ cho việc phát triển công nghệ ngoại, mà còn là ở các thiếu sót trong chính sách phòng thủ chiến lược.
Bởi, dựa theo các tính toán, chỉ có khoảng 30% số tiền chi ra được sử dụng để nhập khẩu các máy bay Mỹ này, tuy nhiên 70% chi phí còn lại sẽ được dùng cho việc bảo dưỡng trong nhiều năm sau.
Hoàng Anh (theo Bulgaria Military)