Tại nhà máy đóng tàu Kochi, Ấn Độ đã chính thức hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên được mang tên INS Vikrant. Theo Hoàn Cầu, INS Vikrant có ý nghĩa to lớn đối với ngành công nghiệp thép của Ấn Độ. Nhưng, đối với một dự án đóng tàu sân bay lớn như vậy thì thành tựu này không đáng kể.
Trước đó Ấn Độ đã từng tuyên bố, tỷ lệ nội địa hoá của tàu sân bay này chiếm 70%. Nhưng rất có thể, hiện Ấn Độ chỉ sản xuất được vật liệu để “xây dựng một ngôi nhà, nhưng đóng như thế nào, trang bị sửa chữa ra sao vẫn cần sự giúp đỡ của các nước khác”.
|
Phần thân tàu sân bay INS Vikrant trong ngày hạ thủy.
|
Hoàn Cầu cũng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu tàu sân bay INS Vikrant có được đưa vào phục vụ đúng tiến độ không và thời gian phục vụ của nó liệu có “quyền tự chủ” vẫn chưa được xác nhận.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Ấn Độ Rajeev Sharma, hiện nay tàu sân bay INS Vikrant đã hoàn thành việc đóng được 75% và sẽ tiến hành thử nghiệm trên biển vào năm 2014. Mà theo trang tin quốc phòng của Mỹ số ra ngày 8/8 thì công tác đóng tàu sân bay INS Vikrant hiện chỉ hoàn được khoảng 30%.
Cùng với sự chậm trễ của Ấn Độ trong việc nghiên cứu trang thiết bị quân sự cỡ lớn (xe tăng, máy bay) thì việc tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Ấn Độ có thể hoàn thành đúng tiến độ vẫn là một nghi ngờ lớn. Từ việc thời gian hạ thuỷ tàu sân bay này được hoãn lại một lần, có thể thấy, việc đóng tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ luôn nằm trong tình trạng “khó sản xuất”. Hoàn Cầu cho rằng, thời gian triển khai của tàu sân bay INS Vikrant có thể sẽ bị trì hoãn đến năm 2020, thay vì năm 2018 như đã công bố.
Căn cứ vào lịch trình chung, có vẻ như không cần thời gian lâu như vậy. Lý do là linh kiện phụ tùng của tàu sân bay không đủ, Ấn Độ dường như cơ bản chưa thể sản xuất được thiết bị thay thế, mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Vấn đề còn lại là thời gian giao hàng từ đơn vị sản xuất nước ngoài liệu có thể xác định chính xác không?
|
Báo Trung Quốc cho rằng tỷ lệ nội địa hóa tàu sân bay của Ấn Độ là rất thấp, không phải là 75% theo tuyên bố từ chính quyền Ấn Độ.
|
Cho đến nay, việc mua sắm vũ khí của Ấn Độ luôn dễ dàng trong mối quan hệ giữa Nga với châu Âu và Mỹ. Nhưng khi một dự án lớn liên quan đến tàu sân bay, mối quan hệ 3 bên giữa Ấn Độ, Nga với châu Âu và Mỹ chỉ như cuộc chạy đua. Đối với việc mua các linh kiện quan trọng, Ấn Độ cuối cùng sẽ phải chịu những khó khăn khác nhau. Nói cách khác, thời gian phục vụ của tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ, phần lớn không có “quyền tự chủ, quyền quyết định”.
Một lần nữa tính năng xác thực của tàu sân bay INS Vikrant, rõ ràng vẫn cần phải trải nghiệm “nóng”. Trước đó Lục quân Ấn Độ đã từng mất thời gian dài để nghiên cứu và chế tạo ra loại xe tăng chủ lực Arjun. Và cho đến những năm gần đây mới chính thức được biên chế cho Lục quân Ấn Độ, tính năng xác thực luôn bị phía Quân đội Ấn Độ nghi ngờ.
Ngoài ra, Ấn Độ còn đang theo đuổi dự án tiêm kích nội địa hạng nhẹ (LCA) Tejas nhưng cho đến bây giờ cũng chưa hình thành được sức chiến đấu.
Hiện nay, vũ khí có sức chiến đấu mạnh nhất trong Quân đội Ấn Độ chủ yếu vẫn là một số vũ khí nhập khẩu. Vì vậy, tàu sân bay do Ấn Độ đóng lần này sau 7 năm nữa mới có thể được triển khai thuận lợi và liệu có thể phát huy được hiệu quả thực tế không hiện vẫn là chưa thể đưa ra được kết luận chính xác.
Tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ đóng cho thấy “ước mơ nước lớn” của Ấn Độ, nhưng hiện nay nhiều nhất chỉ là sức mạnh “kích thích, niềm tự hào, tuyên truyền”.
Bằng Hữu