Đến nay, ngoài sản xuất thành công đạn cho súng chống tăng SCT-29, các nhà khoa học vũ khí quân sự Việt Nam còn thiết kế, chế tạo riêng cho loại súng này kính bắn ban đêm và ban ngày.
|
Súng chống tăng SCT-29 bên cạnh đạn chống tăng do Việt Nam sản xuất. |
Kết quả bắn thử nghiệm đạn chống tăng ĐCT-7 thành công lần này đã làm tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh trong chiến đấu và là lời khẳng định cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Trước đó, Việt Nam đã sản xuất thành công loại súng chống tăng SCT-29 có nhiều ưu điểm hơn so với các loại súng phóng lựu vác vai chống tăng như B-40, B-41 cả về tầm bắn và uy lực sát thương.
|
Đạn chống tăng ĐCT-7 do Việt Nam sản xuất và mới được bắn thử nghiệm thành công. |
|
Phần đầu của đạn ĐCT-7 được thiết kế theo nguyên lý lượng nổ lõm, nhằm tập trung uy lực của thuốc nổ, tạo ra lượng nhiệt lớn để xuyên qua các lớp giáp bảo vệ của các loại xe tăng, bọc thép... |
|
Phần cuối của quả đạn. |
Hiện quân đội nhiều nước trên thế giới phát triển các loại xe tăng, thiết giáp... có tốc độ cơ động cao, uy lực sát thương lớn, lớp giáp chống đạn dày hơn so với truyền thống để tăng khả năng tự bảo vệ trên chiến trường. Việc chế tạo thành công đạn ĐCT-7 cho súng chống tăng SPG-9 có ý nghĩa rất lớn, làm tăng đáng kể sức mạnh các lực lượng trong quân đội. Bởi loại súng này không chỉ được biên chế đi kèm bộ binh mà còn được lắp đặt trên một số loại xe bọc thép, xe bán tải,... nhằm tăng khả năng cơ động trên chiến trường.
Việc chế tạo thành công súng chống tăng SCT-29 và đặc biệt là đạn ĐCT-7 cũng giúp nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất, chế tạo vũ khí, đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội, giảm đáng kể chi phí quốc phòng, tiết kiệm ngân sách Nhà nước.
Phạm Cúc