Sở hữu ôtô, chủ phương tiện cần nắm rõ các quy định về Luật giao thông đường bộ để vừa đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người khác. Vậy bạn đã biết trường hợp nào xe ôtô bị tịch thu vĩnh viễn không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau (Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Lỗi bị tịch thu ôtô vĩnh viễn đối với người điều khiển phương tiện
1, Điều khiển xe ôtô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng (trừ trường hợp ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách). Căn cứ vào Điểm b Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 của Điều 16.
|
Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng sẽ bị tịch thu vĩnh viễn. |
2, Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (trừ trường hợp ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách). Điểm c Khoản 5 và Điểm d Khoản 6.
3, Điều khiển xe không có Giấy đăng ký theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (trong trường hợp người lái xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện). Điểm a Khoản 4 và Điểm đ Khoản 6 Điều 16.
4, Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Điểm đ Khoản 5 và Điểm đ Khoản 6 Điều 16.
5, Đua ô tô trái phép. Căn cứ vào Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 34.
Lỗi bị tịch thu ôtô vĩnh viễn của chủ phương tiện
1, Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông. Điểm a Khoản 7 và Điểm b Khoản 14 Điều 30.
|
Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng có thể bị tịch thu xe vĩnh viễn. |
2, Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông. Điểm b Khoản 8 và Điểm b Khoản 14 Điều 30.
3, Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép. Theo quy định tại Điểm m Khoản 7 và Điểm c Khoản 14 Điều 30.
4, Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông. Điểm e Khoản 8 và Điểm c Khoản 14 Điều 30.
4, Cải tạo ôtô thành xe chở khách. Điểm a Khoản 5 và Điểm b Khoản 14 Điều 30.
Thảo Nguyễn